Bắt đầu thịnh hành vào những năm 1990, song thực tế áo khoác phi công da nâu xuất hiện từ trong Thế chiến thứ Nhất. Năm 1928, những mẫu thiết kế hiện đại hơn xuất hiện. Khi đó, thợ làm áo mưa Irving Schott nhận nhiệm vụ thiết kế áo khoác cho hãng xe máy lừng danh Harley Davidson, và rồi kiểu áo khoác da chuyên dụng cho dân đi xe máy ra đời nhằm bảo vệ người lái khỏi tai nạn và các yếu tố khác trên đường.
Trong Thế chiến thứ 2, áo khoác phi công được gọi là áo bomber, và rất được ưa chuộng nhờ khả năng giữ ấm.
Từ đó tới nay, áo khoác da xuất hiện mọi nơi, từ phim ảnh tới sân khấu nhạc rock. Dường như đó là dấu ấn cho sự nổi loạn, chút ngông cuồng và cả sự quyến rũ.
Một chiếc áo da tốt giá bao nhiêu?
Theo thông lệ, “tiền nào của nấy”. Tuy nhiên đôi khi những mặt hàng bình dân cũng tốt không kém món đồ đến từ các nhà mốt, mà giá lại dễ chịu hơn nhiều.
Joslyn Clarke, Giám đốc thiết kế của thương hiệu Grefell cho biết: “Da chất lượng tốt thì khi sờ vào sẽ có cảm giác mềm và nhừa nhựa khi chạm vào. Áo thiết kế loại xịn sẽ có ít đường may, bởi họ sử dụng miếng da lớn. Ngược lại, dòng áo khoác da rẻ tiền sẽ có nhiều đường may để nối các tấm da nhỏ lại với nhau”.
Áo khoác da - món đồ cần có của các chàng trai. |
Giá cả chiếc áo còn tùy thuộc chất lượng da dùng để may. Thường những dòng da tốt không pha trộn sẽ cho ra sản phẩm hơi thô cứng ban đầu, nhưng càng dùng sẽ càng đẹp. Trường hợp bạn theo trường phái bảo vệ động vật, bạn có thể tìm những sản phẩm giả da.
Khi chọn áo, đừng chỉ kiểm tra chất lượng da, hãy chú ý tới cả khóa kéo và cúc áo. Khóa kéo cần mang lại cảm giác trơn tru, còn cúc nên ưu tiên những loại làm từ chất liệu tự nhiên như sừng, ngọc trai hay dừa.
Dưới đây là những style áo khoác da cơ bản:
Áo biker jacket
Là dòng áo có thiết kế nổi loạn, biker thường có thiết kế phần thân ngắn, tông màu đen với phần đính kim loại và khóa kéo bất đối xứng. Dĩ nhiên đây là món đồ những anh chàng chạy xe phân khối lớn ưa chuộng, bởi phần khóa kéo bất đối xứng giúp người lái có thể dễ dàng vận động khi cầm tay lái mà không bị vướng víu.
Cách phối đồ thường thấy là mặc với quần jeans bó, nhưng dĩ nhiên bạn vẫn có thể khoác ngoài áo sơ mi và cà vạt thay cho áo vest. Chỉ một lưu ý nhỏ là đồ mặc trong nên nhẹ và bó sát người, bởi kiểu áo này khá ôm sát cơ thể.
Áo field jacket
Đây là mẫu áo da được phát triển từ loại áo khoác chất liệu cotton dày thông thường. Dáng áo được may dài hơn bình thường với nhiều túi ở thân trước và có thắt lưng đi kèm với một hàng khuy ẩn phía trong.
Loại áo này thường có màu vàng nâu sang trọng và phù hợp với quần jeans hay khaki với độ ôm vừa phải cùng một đôi bốt Chelsea.
Áo bomber jacket
Dòng áo này trở nên phổ biến trong vài năm gần đây nhờ sự đơn giản mà thanh lịch, đồng thời không kém phần khỏe mạnh, với chỉ một khóa kéo thẳng ngay ở giữa và ống tay bó.
Dường như đây là kiểu áo ít kén màu nhất - từ màu đen, nâu, tới hồng hay tím đều được giới mộ điệu ưa chuộng. Đây cũng là kiểu áo dễ phối đồ, chỉ đơn giản với denim vào sơ mi trắng.
Áo racer jacket
Ngoài dòng áo mang hơi hướm quân đội hay thể thao, còn có loại áo phù hợp với những đôi giày khủng và quần bò rách. Đó là Racer Jacket. Được chủ yếu làm từ da ngựa với phần khóa kéo đơn giản mà mạnh mẽ, đây là kiểu áo được những chàng trai đi xe máy ưa chuộng.
Kiểu áo này giúp các chàng trai khéo léo khoe bờ vai rộng, còn với những người không có cơ thể cường tráng, bạn có thể chọn chất liệu dày hơn để “độn” thêm cho mình vài cm số đo.
Áo flight jacket
Đúng như cái tên, flight jacket ban đầu được thiết kế dành cho phi công. Phần cổ lông đệm mang tới vẻ mạnh mẽ mà ấm cúng. Kiểu áo này đòi hỏi người mặc phải tinh tế trong cách chọn đồ đi kèm, không nên tham lam tạo quá nhiều lớp layer khiến tổng thể rối mắt. Hãy mặc với quần suông và áo trong màu trơn.
Một số lưu ý với áo da
Không nên mặc áo da khi đi mưa vì thấm nước sẽ làm lớp da trở nên khô cứng. Nếu chẳng may dính nước mưa, bạn hãy phơi để áo khô tự nhiên, sau đó thoa một lớp kem dành riêng cho áo da để tránh bị nứt.
Bảo quản áo đúng cách: