Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam sinh mặc váy gây tranh cãi ở Nhật Bản

Chính sách "đồng phục phi giới tính" - cho phép nam sinh mặc váy, nữ sinh mặc quần - của các trường học ở Nhật Bản đã nhận về các luồng tranh luận trái chiều.

Hinata Kubo (18 tuổi) đã mặc váy đến trường từ khi còn là học sinh trung học phổ thông. Anh cho biết mình mặc váy "một đến hai lần một tuần", xen kẽ với quần dài, tùy vào tâm trạng.

Đó là một lựa chọn cá nhân, khi trường cũ của anh cho phép học sinh tự do kết hợp trang phục trong chính sách "đồng phục phi giới tính" đang thu hút sự chú ý trên khắp Nhật Bản.

Về bản chất, các trường thực hiện chính sách này cho phép nam sinh mặc váy đồng phục - dù rất hiếm nam sinh làm vậy - và nữ sinh mặc quần tây. Học sinh cũng được phép chọn kết hợp trang phục của mình với cà vạt hoặc ruy băng.

Đồng phục phi giới tính

Kubo, hiện là sinh viên năm nhất ngành khoa học xã hội tại Đại học Ryukyus ở Okinawa, nói với Walter Sim, cây viết của Straits Times, trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến rằng anh đã chớp lấy cơ hội để thử điều gì đó khác biệt.

Anh nói một chiếc váy sẽ mát mẻ hơn, đặc biệt là trong mùa hè oi ả ở Nhật Bản.

"Tôi không hiểu tại sao đây lại là một vấn đề lớn. Thay vì nhìn nhận giới tính thông qua khuôn mẫu, xã hội lý tưởng là nơi mọi người có thể chọn cách họ muốn thể hiện bản thân", chàng trai 18 tuổi chia sẻ.

Kubo cau mày khi nghe những thuật ngữ nặng nề như "cross-dressing". Anh cho rằng giống như mỹ phẩm - thứ vốn được cho là dành riêng cho phụ nữ - cũng đã trở nên phổ biến với nam giới, quần áo cũng không nên có sự phân biệt giới tính.

Anh hy vọng một ngày nào đó Nhật Bản có thể trở thành một xã hội khoan dung với sự khác biệt, nơi nuôi dưỡng và tôn trọng cá tính cũng như quyền tự do cá nhân.

Kubo không còn mặc váy nữa vì anh "không còn cảm thấy thích nó". Anh ấy thừa nhận có nhiều người nhìn anh một cách tò mò trên đường đến trường, dù nhìn chung mọi người sẽ chỉ nhún vai và đi tiếp.

nam sinh mac vay anh 1

Chính sách đồng phục phi giới tính được xem là bước tiến trong cải cách các quy định của trường học ở Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.

Nhưng anh đã phải hứng chịu những lời chỉ trích trực tuyến từ các "anh hùng bàn phím" ẩn danh sau khi đài truyền hình Nhật Bản NHK thực hiện một chuyên đề về mình.

Lòng dũng cảm của Kubo đã truyền cảm hứng cho nhiều người. Xét cho cùng, Nhật Bản là một xã hội khó chịu với những người có cách nhìn, suy nghĩ hoặc hành động khác với "chuẩn mực".

Nhiều người thường xuyên bị bắt nạt, đặc biệt là trong trường học. Bắt nạt học đường là vấn đề mà một công ty bảo hiểm sẽ bắt đầu bán hợp đồng vào tháng 10 năm nay để giúp phụ huynh bù đắp chi phí tư vấn hoặc chuyển trường cho con cái họ.

Không giống các quốc gia thuộc nhóm G7 khác như Anh, nước đã ban hành Đạo luật Bình đẳng vào năm 2010 nghiêm cấm mọi hình thức phân biệt đối xử, cho dù là dựa trên khuynh hướng tình dục, giới tính, khuyết tật hay chủng tộc, Nhật Bản không có bất kỳ quy định nào tương tự.

Cam kết xây dựng "một xã hội nơi phụ nữ có thể tỏa sáng", thậm chí tổ chức hội nghị thượng đỉnh phụ nữ quốc tế thường xuyên, trở nên vô nghĩa vì quốc gia này đã phải nhiều lần lùi thời hạn mục tiêu để có nhiều phụ nữ hơn trong phòng họp.

Nhật Bản xếp hạng thấp thứ 166 trong số 190 quốc gia về đại diện của phụ nữ trong Quốc hội. Các nữ chính trị gia thường bị bêu riếu vì quá sĩ diện, thẳng thắn và không phù hợp với hình ảnh truyền thống về phụ nữ phục tùng, đi sau chồng 3 bước.

Thay đổi từ trường học

Chính sách "đồng phục không phân biệt giới tính" ở nhiều trường học lần đầu tiên ra đời do thừa nhận rằng một số học sinh có thể đang phải vật lộn với bản sắc giới tính của mình.

Trường trung học cơ sở Mizue Daini ở phường Edogawa, Tokyo cũng vậy. Hiệu trưởng Seigo Takizawa nói: "Có những học sinh không thoải mái với giới tính của mình. Mặc dù chỉ mới là khởi đầu, chúng tôi nhận ra rằng có những cô gái thích mặc quần dài hơn và thật tốt khi cho họ lựa chọn".

Saya Koseki, nữ sinh 14 tuổi, mặc quần dài đến trường hàng ngày và nói rằng cô thấy quần thoải mái.

Ông Takizawa cho biết chính sách bắt đầu từ 3 năm trước đã được phụ huynh đánh giá cao. Để xua tan định kiến ​​giới tính dựa trên màu sắc, trường sử dụng màu đen cho biển hiệu nam và nữ, thay vì màu xanh và đỏ.

Phường Edogawa cuối cùng đã ban hành hướng dẫn "đồng phục phi giới tính" cho tất cả 32 trường trung học cơ sở công lập dưới sự giám sát của nó.

Ông Naoya Seki thuộc hội đồng giáo dục của phường cho biết: "Chúng tôi thấy cần phải nhìn lại quan niệm chung lâu nay trong xã hội và tôn trọng từng học sinh với tư cách cá nhân".

nam sinh mac vay anh 2

Các trường học ở Nhật dần cởi mở hơn trong bối cảnh tư tưởng xã hội thay đổi. Ảnh: Walter Sim.

Các trường học Nhật Bản đang ở "ngã ba đường", cần thay đổi khi sự đa dạng ngày càng tăng, học sinh phải vật lộn với việc tuân thủ các quy định truyền thống nghiêm ngặt, trong đó một số quy tắc đã lỗi thời.

Hồi tháng 3, một thiếu niên có cha là người Mỹ gốc Phi và mẹ người Nhật Bản đã bị cấm tham dự lễ tốt nghiệp tại trường học ở Himeji, tỉnh Hyogo. Cậu đã bị cho là vi phạm kiểu tóc, dù tóc của cậu để kiểu tự nhiên.

Vào tháng 1, một cậu bé buộc phải cởi bỏ áo liền quần dù nhiệt độ xuống dưới 0 độ C. Các quy tắc của trường cho phép "áo len, khăn choàng cổ và găng tay", nhưng không đề cập gì về áo khoác và áo liền quần bên ngoài đồng phục.

Có những vụ việc đã phải đưa ra tòa xét xử. Một phụ nữ Osaka (hiện 22 tuổi) đã kiện trường trung học cũ của mình vì tội làm tổn thương tinh thần khi cô bị ép phải nhuộm đen mái tóc nâu tự nhiên.

Các nhóm thiểu số tính dục và cộng đồng LGBTQ+ (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và đồng tính luyến ái) của Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với cuộc chiến cam go chống lại định kiến ​​và sự cố chấp, một lần nữa từ những người bảo thủ kiên quyết tranh luận về nhu cầu "bảo vệ các nhóm đa số tính dục".

Một lập luận khác là việc cấp quyền cho người đồng tính sẽ dẫn đến gia tăng tội phạm ở những nơi như suối nước nóng như thế nào, mặc dù điều này cần được thông cảm.

Công ty tài năng lớn nhất Nhật Bản, Johnny & Associates, đơn vị quản lý các nhóm nhạc nam như Smap và Arashi, đang bị chỉ trích vì cáo buộc lạm dụng tình dục kéo dài hàng thập kỷ của nhà sáng lập Johnny Kitagawa (26 tuổi), cựu ngôi sao J-pop.

Thực tế trên diễn ra bất chấp các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hơn một nửa người Nhật ủng hộ hôn nhân đồng giới. Tình yêu của các chàng trai cũng là một chủ đề phổ biến trong truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản và các bộ phim chuyển thể rất nổi tiếng.

Vào tháng 2, Thủ tướng Fumio Kishida đã sa thải trợ lý thân cận Masayoshi Arai (55 tuổi) sau khi ông Arai nói rằng "ghét cảnh tượng" của các cặp đôi LGBTQ+ và "rùng mình khi nghĩ đến việc trở thành hàng xóm của họ".

Nhật Bản là quốc gia G7 duy nhất không có bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào cấm phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số tính dục hoặc cho phép kết hôn đồng giới.

Vào ngày 12/5, 15 cơ quan đại diện ngoại giao tại Nhật Bản, do Đại sứ Mỹ Rahm Emanuel dẫn đầu, đã đưa ra một thông điệp qua video kêu gọi Tokyo thông qua luật bảo vệ quyền LGBTQ+ bị trì hoãn từ lâu.

Nghịch lý tiêu tiền của thanh niên Hàn Quốc

Thanh niên Hàn Quốc là nhóm thường xuyên mua sắm ở cửa hàng tiện lợi để tiết kiệm phí sinh hoạt, nhưng họ lại vung nhiều tiền hơn cho phát triển bản thân.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm