Tiffany Crutcher (34 tuổi), đến từ thành phố Athens, bang Alabama, cố gắng dập lửa bằng tay không khi con trai 13 tuổi của cô, Dzhyan, bốc cháy vì làm theo trào lưu đổ cồn vào lửa lan truyền trên mạng.
“Con trai tôi đi vào phòng tắm, lấy cồn đổ lên ngọn nến đang cháy. Nó phát nổ khiến thằng bé bị bắt lửa. Tôi lập tức chạy đến khi nghe thấy tiếng động”, người mẹ chia sẻ với Kennedy News & Media.
Thật không may, màn chạy theo thử thách khiến Dzhyan bị thương 45% cơ thể từ thắt lưng trở lên, với vết bỏng độ 3 và độ 2 ở bụng, ngực, mặt, cổ.
Tiffany vẫn ám ảnh cảnh tượng con trai hoảng sợ chạy ra khỏi phòng tắm.
“Lúc đầu, tôi cố gắng dùng tay không cứu con. Tôi nhớ đến kỹ thuật phòng cháy chữa cháy ‘dừng lại, nằm xuống và lăn’ nên đã thử, nhưng không hiệu quả”.
Cuối cùng, con út của Tiffany, Zaelyn (12 tuổi) đưa cho mẹ bình cứu hỏa để dập lửa.
“Lửa bao trùm thằng bé từ thắt lưng trở lên. Thật đáng sợ”, người mẹ trẻ kể lại.
Dzhyan bị bỏng nặng sau khi làm theo thử thách trên mạng và phải tiến hành ghép da 4 lần. |
Sau đó, Tiffany gần như không nhận ra con trai mình.
“Khuôn mặt con trông rất tệ với tình trạng sưng tấy. Nhưng cánh tay của thằng bé còn tệ hơn khi bị bỏng cấp độ 3, dọc theo cả 2 bên tay”, cô nói.
Các bác sĩ phải rạch vài vết dọc theo cánh tay của Dzhyan để máu lưu thông khỏi chỗ sưng tấy.
Tiffany nhớ cô thắp nến xung quanh nhà vì cơn bão đang đến gần khu vực có thể gây mất điện. Tuy nhiên, con trai cô coi đó như cơ hội để làm theo thử thách nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi lấy đi ngọn nến đang cháy, Dzhyan tìm thấy cồn trong tủ phòng tắm và đổ lên.
“Con trai tôi nói rằng nó chỉ đang thử nghiệm và không biết rằng nến sẽ phát nổ. Thằng bé say mê khoa học và chỉ muốn xem phản ứng sẽ thế nào”.
Tiffany nói thêm: “Khi xu hướng trẻ em tự làm cho mình ngạt thở lan truyền, tôi từng cảnh báo các con không được làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương cho mình. Tôi kinh ngạc khi con vẫn thử”.
Tiffany từng cảnh báo các con về các trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội. |
Đến nay, con trai của Tiffany trải qua một tháng trong bệnh viện và được ghép da 4 lần.
Dzhyan cần 2 năm để hồi phục hoàn toàn. Cậu bé phải đến phòng khám bỏng và trị liệu để điều trị, đồng thời học cách sử dụng lại bàn tay, cánh tay của mình.
“Cơn đau từ vết thương và quá trình trị liệu khiến con trai tôi khó chịu. Thằng bé biết mình còn cả chặng đường dài để hồi phục”.
Người mẹ sống ở Alabama thừa nhận cô không quát mắng con trai sau vụ việc bởi cậu bé nhận thức được mình mắc lỗi và đang tự dằn vặt.
“Con trai tôi bị chấn thương tâm lý. Thằng bé có tâm trạng thất thường và nói rằng không biết tại sao mình lại làm như vậy”, cô nói.
Tiffany khuyến khích các bậc phụ huynh khác cởi mở với con cái họ về sự nguy hiểm của những thách thức trên mạng xã hội.
Nhiều cha mẹ đang phải đối mặt với những điều tồi tệ đối với con cái do các xu hướng lan truyền trên mạng xã hội gây nguy hiểm như “thử thách Benadryl”, “thử thách ngạt thở”.
Gần đây, cha mẹ của thiếu nữ 13 tuổi ở Australia đau lòng vì mất con gái sau khi cô bé hít phải hóa chất nguy hiểm từ hộp khử mùi, còn được gọi là “chroming”.
Esra Haynes bị ngừng tim và tổn thương não không thể hồi phục sau khi tham gia trào lưu này ngày 31/3.
“Bệnh viện nói rằng chúng tôi hãy gọi gia đình, bạn bè tới để nói lời tạm biệt với con gái 13 tuổi của mình. Đó là điều rất khó khăn vì con bé còn quá trẻ”, cha nạn nhân nói với A Current Affair.
Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn
Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.