Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nâng mũi thế nào cho đẹp?

Người Á Đông có đặc điểm mũi tẹt, thấp nên phẫu thuật nâng mũi rất phổ biến để đáp ứng nhu cầu “Tây hóa”. Tuy nhiên, nhiều người chưa định hình được thế nào là một vẻ đẹp hài hòa.

Mũi nằm ở vị trí trung tâm của khuôn mặt nên dù quan sát từ bất kỳ góc độ nào đây luôn là bộ phận được chú ý đến đầu tiên. Vì vậy, hình dạng của chiếc mũi ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài hòa của cả khuôn mặt. Do đó, phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi luôn là phương pháp làm đẹp có sức ảnh hưởng đến diện mạo nhiều nhất. Chiếc mũi có hình dáng như thế nào sẽ được đánh giá đẹp?

Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Vũ Sơn (tốt nghiệp Học viện Quân Y), cho biết người Đông Nam Á có đặc điểm mũi tẹt, thấp nên phẫu thuật nâng mũi là phổ biến để đáp ứng nhu cầu “Tây hóa”. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người chưa định hình được thế nào là một vẻ đẹp khỏe mạnh, hài hòa. Hơn thế, các thẩm mỹ viện, cơ sở làm đẹp đưa ra nhiều loại hình thẩm mỹ khác nhau, quảng cáo tràn lan khiến khách hàng không xác định được phương pháp phù hợp với mình. 

Cùng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (tu nghiệp tại Thái Lan, nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,TP.HCM), cho rằng một chiếc mũi đẹp phải phù hợp với khuôn mặt. Tỷ lệ chiều ngang của mũi bằng 1/5, dài 1/3 khuôn mặt, lỗ mũi hình hạt chanh, mũi và môi tạo góc 92 độ theo tiêu chuẩn thế giới. Bên cạnh đó, phần sống mũi nên có dáng S-line, đều, thanh tú, không quá cao để phù hợp với người Á Đông.

Nang mui the nao cho dep anh 1
 Một chiếc mũi đẹp phải phù hợp với khuôn mặt.  Ảnh: Pinterest.

Một bác sĩ nâng mũi đẹp phải là người đưa ra những giải pháp an toàn, phù hợp với cá tính và gương mặt từng người. Khách hàng nâng mũi cũng cần thống nhất kỹ lưỡng với bác sĩ về phương pháp, rủi ro có thể xảy ra và đứng chung trên một quan điểm thẩm mỹ.

Khi quyết định phẫu thuật, bạn không nên đặt sống mũi quá cao, đầu mũi quá dài, rất dễ biến chứng và sai lệch kết quả thẩm mỹ (chỉ nên kéo dài đầu mũi bằng sụn vách ngăn hoặc sụn sườn).

Nâng mũi là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và sửa lại nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là nâng quá cao, quá dài so với cấu trúc mũi, dẫn đến tình trạng lệch sống, vẹo đầu, bóng đỏ, lộ sống.

Thực tế, bác sĩ nào cũng có một tỷ lệ khách hàng không ưng ý. Những đối tượng này thường được thỏa thuận giấu kín thông tin, khách hàng không thể biết thẩm mỹ viện nào mới thực sự an toàn. 

Trong quá trình tư vấn, bác sĩ Vũ Sơn gặp nhiều trường hợp khách hàng mũi bị bóng đỏ, sưng và lộ sụn cần phẫu thuật lại. Vì vậy, khi muốn làm đẹp bằng phương pháp này, bạn cần xác định rõ giới hạn mà phẫu thuật thẩm mỹ có thể đạt được trên từng cơ thể khác nhau.

Khách hàng cần thỏa thuận với bác sĩ giải pháp cũng như chế độ bảo hành, đền bù rõ ràng. Một số trường hợp mũi bị hỏng, nhưng khi hỏi chữ ký cam kết của bệnh viện thẩm mỹ thì bệnh nhân đều không có. Phẫu thuật thẩm mỹ là trực tiếp can thiệp vào cơ thể, vì vậy cần có cam kết, ký nhận những rủi ro có thể xảy ra.

Cô gái mù mắt vì nâng mũi bằng chất làm đầy

Qua 3 ngày điều trị tích cực nhưng Nguyễn Thị Dương có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn mắt trái vì tắc động mạch do tiêm chất làm đầy để nâng cao sóng mũi.


Phương Anh

Bạn có thể quan tâm