Liên tiếp những ngày qua, Nghệ An ghi nhận đợt nắng nóng thứ 2 kể từ đầu mùa hè đến nay, nhiều nơi ghi nhận nền nhiệt lên tới 38-40 độ C. Thời tiết nắng nóng khiến số trẻ em phải đến viện thăm khám và điều trị tăng cao.
Ghi nhận lúc 10h sáng 19/5 tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, rất đông phụ huynh đưa con đến khám, điều trị. Tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An), những ngày gần đây trung bình tiếp nhận 500-700 bệnh nhi đến khám, cao điểm những ngày đầu tuần lên đến 800 bệnh nhân, tăng 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng bệnh nhân nhập viện chiếm 1/4 số bệnh nhân thăm khám.
10h sáng, khu vực tiếp đón bệnh nhân của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vẫn rất đông người ra vào. Ảnh: Vietnamnet. |
Đưa con 3 tuổi tới khám, chị Võ Thị Lợi (SN 1995, trú xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc) cho biết, cháu bị sốt, ho, khó thở. “Con được chuẩn đoán viêm, tổn thương thùy dưới phổi trái, các bác sĩ tư vấn phải điều trị ít nhất 10-14 ngày. Nếu chẳng may để quá muộn, con sẽ xẹp, đông đặc phổi”, chị Lợi chia sẻ.
Khi con xuất hiện các biểu hiện bất thường, chị Lợi ngay lập tức đưa con tới viện thăm khám. Ảnh: VietNamNet. |
Bác sĩ Vương Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa Khám bệnh, cho biết các bệnh thường gặp trong thời tiết nắng nóng là các bệnh về đường hô hấp; dị ứng; nhiễm, sốt virus; tiêu chảy, viêm ruột, ngộ độc thức ăn; bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng.
Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến bệnh nhân tăng là sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nắng nóng chuyển sang mưa và ngược lại. Tình trạng này khiến vi khuẩn, virus phát triển; cơ thể trẻ không kịp thích nghi nên dẫn đến viêm đường hô hấp, nhiễm trùng.
Ngoài ra, việc sử dụng điều hoà nhiệt độ không đúng cách, ăn các thực phẩm lạnh cũng khiến trẻ mắc bệnh.
Trước tình trạng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tăng cao, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã phải triển khai nhiều biện pháp đễ hỗ trợ người bệnh.
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trung bình mỗi ngày tiếp nhận 500-700 bệnh nhân. Ảnh: VietNamNet. |
Theo bác sĩ Nguyệt, khoa chủ động tăng cường nhân lực, phòng khám, giường bệnh giúp bệnh nhân khám sớm; với những bệnh nhân gần sẽ tổ chức tái khám hằng ngày; tăng cường quạt nước tại nơi đông người.
Ngoài các giải pháp trên, bệnh viện còn tăng cường khuyến cáo người bệnh ứng dụng các tiện ích công nghệ thông tin để lấy số thứ tự khám nhằm tránh đi lại vất vả vào thời điểm nắng nóng, giảm thời gian chờ đợi.
Bác sĩ Nguyệt cũng khuyến cáo phụ huynh hạn chế cho trẻ ra ngoài đường trong các giờ cao điểm nắng nóng, đến những nơi đông người, đeo khẩu trang khi đến địa điểm đông người; chú ý vệ sinh phòng bệnh; thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
“Nên mặc vải có chất liệu thoáng mát; trong ăn uống, cần cho trẻ ăn chín uống sôi, chế biến thức ăn phù hợp; bổ sung nước, hoa quả cho trẻ; không để trẻ ăn đồ ăn lạnh vừa lấy trực tiếp từ tủ lạnh”, bác sĩ Nguyệt cho hay.
Các bác sĩ cũng tư vấn cha mẹ không nên tự mua thuốc, điều trị cho trẻ tại nhà. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?
Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.