Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ném bình hoa trúng đầu bạn là vi phạm quyền gì của công dân?

Câu hỏi nằm trong tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục Công dân.

Câu hỏi nằm trong tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục Công dân như sau: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh Q. nóng giận, mất bình tĩnh nên ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh G. Học sinh G tránh được. Bình hoa va trúng đầu học sinh K. đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh Q. đã vi phạm quyền gì đối với học sinh K.?

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền, giáo viên Giáo dục công dân trường THPT Anhxtanh (Hà Nội):

Pháp luật nước ta quy định không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác, dù họ là nam hay nữ, đã thành niên hay chưa thành niên.

Trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thuộc chương XIV gồm 33 tội danh (quy định từ điều 123 đến điều 156):

- Điều 123: Tội giết người.

- Điều 124: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

- Điều 125: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

- Điều 126: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

- Điều 127: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

- Điều 128: Tội vô ý làm chết người.

- Điều 129: Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

- Điều 130: Tội bức tử.

- Điều 131: Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.

- Điều 132: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

- Điều 133: Tội đe dọa giết người.

- Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

- Điều 136: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

- Điều 137: Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ.

- Điều 138: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Điều 139: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

- Điều 140: Tội hành hạ người khác.

- Điều 141: Tội hiếp dâm.

- Điều 142: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

- Điều 143: Tội cưỡng dâm.

- Điều 144: Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Điều 145: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Điều 146: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

- Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

- Điều 148: Tội lây truyền HIV cho người khác.

- Điều 149: Tội cố ý truyền HIV cho người khác.

- Điều 150: Tội mua bán người.

- Điều 151: Tội mua bán người dưới 16 tuổi.

- Điều 152: Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi.

- Điều 153: Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

- Điều 154: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

- Điều 155: Tội làm nhục người khác.

- Điều 156: Tội vu khống.

Như vậy, hành vi của học sinh Q. đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân đối với học sinh K.

Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, trường THPT Anhxtanh (Hà Nội), nói người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự.

Giáo viên Nguyễn Thị Thu Huyền

Bạn có thể quan tâm