Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Nên để điện thoại ở chế độ nào khi ngủ?

Việc sử dụng điện thoại trước khi ngủ được cảnh báo gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan và xem nhẹ.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 1

1. Tại sao sử dụng điện thoại khiến khó ngủ?

  • Ánh sáng xanh làm giảm hormone melatonin
  • Ánh sáng xanh làm giảm hormone meaning
  • Gây căng thẳng
  • Xem điện thoại quá thú vị

Thạc sĩ Chu Văn Điểu, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, cho biết ánh sáng xanh của điện thoại làm ức chế sản xuất hormone melatonin, phá vỡ nhịp sinh học, ngăn không cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 2

2. Dùng điện thoại  trước khi ngủ nguy hiểm thế nào đến thị giác?

  • Gây mù
  • Thoái hóa võng mạc
  • Ung thư mắt
  • Đau mắt

Tổ chức Thoái Hóa Võng Mạc của Mỹ (AMDF - American Macular Degeneration Foundation) cảnh báo điện thoại có thể hủy hoại thị lực của bạn. Việc tiếp xúc ánh sáng xanh trong thời gian dài có thể gây bệnh thoái hóa võng mạc.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 3

3. Bạn có nguy cơ mắc bệnh nào khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ?

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh xương khớp
  • Bệnh đau đầu
  • Bệnh ung thư vú

Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, thiếu melatonin có thể dẫn đến các nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt cao hơn.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 4

4. Tác hại của sử dụng điện thoại quá nhiều đối với tâm trạng con người?

  • Trầm cảm
  • Động kinh
  • Vui buồn thất thường
  • Không sao cả

Bạn tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh của điện thoại sẽ ảnh hưởng tâm trạng, nồng độ melatonin thấp, làm tăng nguy cơ trầm cảm.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 5

5. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • Sử dụng điện thoại gây ung thư mắt
  • Tiếp xúc điện thoại ban đêm có thể bị nhiễm độc võng mạc
  • Dùng điện thoại quá lâu khiến trí nhớ giảm
  • Dùng điện thoại quá nhiều có thể bị trầm cảm

Thac sĩ Nguyễn Thị Ngọc, nguyên bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương, khẳng định thông tin dùng điện thoại di động thông minh dẫn đến ung thư mắt chưa có cơ sở khoa học.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 6

6. Nên tránh sử dụng điện thoại bao lâu trước khi đi ngủ?

  • 30 phút
  • 60 phút
  • 90 phút
  • 120 phút

GS Wiseman, Đại học Hertfordshire, Anh, khuyến cáo nên để điện thoại thông minh, máy tính bảng xa nơi ngủ và tránh sử dụng chúng trong 2 giờ trước khi đi ngủ.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 7

7. Trẻ em dùng điện thoại quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến...?

  • Khả năng ăn uống
  • Khả năng học hỏi
  • Khả năng phát triển chiều cao
  • Khả năng chơi thể thao

Bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston, Mỹ, cho biết điện thoại thông minh có hại cho khả năng học hỏi của trẻ. Nó làm trẻ sao nhãng sự chú ý. Các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học. 

dung dien thoai truoc khi ngu anh 8

8. Khi ngủ nên để điện thoại ở chế độ nào?

  • Chế độ im lặng
  • Chế độ máy bay
  • Tắt Wi-Fi
  • Chế độ bình thường

Bác sỹ Gary Larson - Giám đốc y tế tại Trung tâm trị liệu Procure Proton (Mỹ) - cho biết chuyển điện thoại sang chế độ máy bay khi ngủ sẽ giúp vô hiệu hóa bộ phát sóng RF, từ đó làm giảm lượng bức xạ mà chúng phát ra ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

dung dien thoai truoc khi ngu anh 9

9. Sử dụng điện thoại nên nằm ở tư thế?

  • Nằm sấp
  • Nằm nghiêng
  • Nằm ngửa
  • Nằm úp

Theo bác sĩ Hạ Triều Hà, chủ nhiệm khoa Mắt, Đại học Trung Sơn (Trung Quốc), bạn nên nằm ngửa khi sử dụng điện thoại, vì nằm nghiêng về bên nào, mắt bên đó sẽ chịu lực nén, dễ gây sự chênh lệch thị lực với mắt còn lại. Nằm sấp sẽ ảnh hưởng khuỷu tay, tuần hoàn máu não và đốt sống cổ.

Những vị trí để điện thoại gây nguy hiểm cho sức khỏe Đặt điện thoại đang sạc dưới gối là thói quen nhiều người vẫn thường làm. Tuy nhiên, điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ và tăng nguy cơ cháy nổ.

Người phụ nữ 27 tuổi đột tử khi mắt vẫn mở nhìn vào điện thoại

Sau khi cho hai con đi ngủ và làm xong việc nhà, cô Đổng (Chiết Giang, Trung Quốc) về phòng nghỉ ngơi lúc gần nửa đêm. Sáng hôm sau, người nhà phát hiện cô đã tử vong.

Kỳ Sam

Bạn có thể quan tâm