PGS TS BS Huỳnh Thoại Loan - Phòng khám chuyên sâu về nội tiết Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) - đã có những chia sẻ chi tiết về vấn đề này.
- Thưa PGS, dấu hiệu trẻ chậm phát triển chiều cao bao gồm những gì?
- Thông thường, trẻ sơ sinh khi chào đời có chiều cao 48-52 cm. Năm đầu tiên, chiều cao trẻ sơ sinh tăng khoảng 20-25 cm; năm thứ hai tăng 12 cm; năm thứ ba cao thêm 10 cm; các năm tiếp theo tăng 7 cm. Vào độ tuổi 4-11 tuổi, trẻ tăng thêm khoảng 6 cm mỗi năm. Đến tuổi dậy thì, bé trai tăng 6,5-11 cm và bé gái tăng 6-10 cm mỗi năm. Trường hợp trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao nêu trên được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao.
Các dấu hiệu bên ngoài dễ nhận ra như như trẻ thấp lùn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ở tuổi dậy thì, bé trai có thể không vỡ giọng, bé gái không hoặc chậm phát triển ngực… Những điều này khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến thể chất khi trưởng thành.
PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi và Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park. |
- Các dấu hiệu trẻ chậm phát triển chiều cao đều dễ nhận ra, nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết được khi nào cần can thiệp cho trẻ. Theo PGS, việc này có nguyên nhân do đâu?
- 3 giai đoạn vàng phát triển của trẻ là giai đoạn bào thai, giai đoạn 0-3 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì. Nhiều nguyên nhân khiến trẻ không được tận dụng “thời gian vàng” này để cải thiện chiều cao. Hầu hết khi con thấp còi, cha mẹ chỉ nghĩ đến đi khám dinh dưỡng. Thậm chí nhiều phụ huynh tự ý bổ sung thuốc tăng chiều cao mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ quan niệm con chậm phát triển do những yếu tố như di truyền, bệnh nội khoa… nên không đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời.
Việc can thiệp đúng thời điểm rất quan trọng với trẻ chậm phát triển chiều cao. Bởi nếu qua giai đoạn phát triển (4-13 tuổi), các sụn xương của trẻ sẽ đóng lại, việc điều trị bằng hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Vì vậy, nếu trẻ có chiều cao khiêm tốn, không bị suy dinh dưỡng, không bị bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ nội tiết để được điều trị, bổ sung hormone phát triển chiều cao.
Theo thống kê của Bệnh viện Vinmec Central Park, 80% trẻ tăng tới 12 cm/năm trong năm đầu tiên khi điều trị tại Phòng khám Nội tiết Nhi. |
- Vậy có những cách gì để cải thiện chiều cao cho trẻ chậm phát triển, thưa PGS?
- Để cải thiện chiều cao cho trẻ, cha mẹ có thể chú ý đến các giai đoạn vàng phát triển của trẻ; khuyến khích trẻ luyện tập thể thao thường xuyên, vì lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của sụn xương, cơ, xương, từ đó làm giảm sự phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng cân bằng có thể ảnh hưởng đến 32% sự phát triển chiều cao của trẻ.
Trẻ chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng sẽ được điều trị bằng hormone. Hiệu quả đáp ứng điều trị bằng hormone tăng trưởng trung bình trong năm đầu tiên thường đạt 8-12 cm/năm.
Theo thống kê của Bệnh viện Vinmec Central Park, 80% trẻ tăng tới 12 cm/năm trong năm đầu tiên khi điều trị tại Phòng khám Nội tiết Nhi.
- Nhiều phụ huynh lo lắng phương pháp này ảnh hưởng đến sức khỏe, nội tiết, sự phát triển sau này của trẻ?
- Hormone tăng trưởng có tên là "growth hormone" (gọi tắt là hormone GH). Hormone này do thùy trước tuyến yên tiết ra. Quá trình sản xuất hormone tăng trưởng GH được cơ thể tự điều hòa theo nhịp sinh học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể.
Khi tiêm hormone tăng trưởng theo đúng chỉ định, địa điểm uy tín, trẻ sẽ được cải thiện chiều cao. Trường hợp trẻ thấp lùn nhưng không do nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng thì việc sử dụng hGH có thể không mang lại hiệu quả.
Phòng khám chuyên sâu về Nội tiết Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park (TP HCM) - được xây dựng với mục tiêu giải quyết các vấn đề về tăng trưởng chiều cao và phát triển giới tính, dậy thì cho trẻ. Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, phòng khám sẽ là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh có nhu cầu khám chữa bệnh liên quan đến nội tiết cho con. Bạn đọc có thể liên hệ hotline: 02836221166 để biết thêm chi tiết.
Bình luận