Ngủ ít hơn một tiếng mỗi ngày có thể dẫn đến sự tăng khoảng 12 g trong tổng khối lượng mỡ nội tạng. Ảnh: Medicaltransformationcenter. |
Trên tạp chí Sleep Medicine, một nghiên cứu mới khám phá mối liên hệ giữa thiếu ngủ với mỡ nội tạng - mỡ bụng nguy hiểm hình thành xung quanh các cơ quan quan trọng gắn liền với bệnh chuyển hóa và kháng insulin.
Theo nghiên cứu mới, thời gian ngủ đủ là 7-8 tiếng mỗi đêm. Nghiên cứu cho thấy rằng ngủ ít hơn một tiếng mỗi ngày có thể dẫn đến việc tăng khoảng 12 gram trong tổng khối lượng mỡ nội tạng. Giấc ngủ đều đặn trong khoảng 8 giờ được cho là có nhiều lợi ích.
Nhóm các nhà khoa học quốc tế cho rằng: “Thời lượng giấc ngủ 8 giờ mỗi ngày có thể đủ để đạt được lợi ích. Ngược lại, việc ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể gây tích tụ mỡ bụng trong quá trình trưởng thành”.
Nghiên cứu mới nhất bao gồm dữ liệu từ hơn 5.100 người trưởng thành, tuổi từ 18 đến 59, trả lời Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ từ năm 2011-2012 và 2013-2014.
Thời lượng giấc ngủ đã được ghi nhận trên một bảng câu hỏi phỏng vấn tại nhà. Công nghệ X-quang được sử dụng để đo khối lượng mỡ trong cơ thể.
Những người được hỏi thường ngủ trong khoảng 7 giờ mỗi đêm. Độ tuổi trung bình là 37, những người tham gia chủ yếu là người da trắng (38%) và da đen (22%).
Những phát hiện này được đưa ra sau nhiều năm cảnh báo về sự nguy hiểm của việc thiếu ngủ, chẳng hạn tăng nguy cơ nhiễm trùng, lão hóa não và ngay cả thay đổi hành vi.
Năm ngoái, các chuyên gia đã chỉ ra rằng gần một nửa người Mỹ bị thiếu ngủ. Trong khi đó, báo cáo Bản đồ Béo phì Thế giới 2023 ước tính rằng hơn một nửa thế giới sẽ bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2035.
Mỡ nội tạng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể do các yếu tố môi trường, căng thẳng, thói quen sinh hoạt như chế độ ăn uống kém hoặc thiếu hoạt động và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, đột quỵ, ung thư vú, bệnh Alzheimer cùng nhiều bệnh khác, theo Healthline.
Đầu tháng 3, kết quả từ Hiệp hội Tim mạch châu Âu cho thấy ngủ ít hơn 5 tiếng làm tăng 74% nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Nhưng một số nghiên cứu cho thấy vấn đề không phải là số giờ mà là chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu năm ngoái tiết lộ rằng “giấc ngủ chất lượng tốt”, chẳng hạn trôi đi nhanh chóng và ngon giấc, quan trọng hơn thời lượng.
Bạn có hiểu đúng về thảo dược
Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.