Võ Quang Phú Đức đưa ra đáp án chướng ngại vật dù chưa có gợi ý đầu tiên. Ảnh: Việt Hà |
Sáng 13/10, quán quân vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 chính thức lộ diện. Người xuất sắc ẵm trọn vòng nguyệt quế năm nay là nam sinh Võ Quang Phú Đức đến từ trường THPT Quốc học - Huế (Thừa Thiên - Huế) với tổng số điểm là 220.
Trong vòng thi Vượt chướng ngại vật, Phú Đức đã nhanh chóng bấm chuông xin trả lời chướng ngại vật trước khi có gợi ý đầu tiên. Hành động liều lĩnh này khiến toàn bộ trường quay và khán giả "nổi da gà" vì tại thời điểm đó, chưa có bất kỳ dữ liệu hình ảnh nào được đưa ra.
Đáp án Phú Đức đưa ra là Net Zero và cũng chính là đáp án chính xác của chương trình. Với màn thể hiện xuất sắc trong phần thi thứ 2, nam sinh trường THPT chuyên Quốc học - Huế tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi.
Theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Net Zero, hay Net Zero emission (phát thải ròng bằng 0), là kết quả của trạng thái cân bằng lượng khí thải nhà kính thải ra khí quyển bằng cách loại bỏ các hoạt động phát thải của con người trong một khoảng thời gian nhất định.
Khoa học đã chứng minh để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo vệ sự sống trên hành tinh, con người cần hạn chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trái Đất đang trải qua sự ấm lên với mức độ khoảng 1,1 độ C so với cuối thế kỷ 19, trong khi lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng lên.
Để duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C như Thỏa thuận Paris đã đề ra, con người cần giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức net-zero vào năm 2050.
Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các quốc gia cũng như Việt Nam thay đổi và phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững.
Một nghiên cứu cho thấy lượng phát thải CO2 hàng năm ở Việt Nam tăng nhanh chóng bắt đầu từ năm 2000. Tính đến năm 2019, con số phát thải là 247,71 triệu tấn.
Lượng phát thải CO2 của Việt Nam tăng dần theo từng năm. Ảnh: Vietnam Zero Waste. |
Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 cũng gần 150 quốc gia khác.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.