Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Việt Linh. |
Cụ thể, tỷ lệ tuyển sinh của lĩnh vực Kinh doanh và quản lý trong năm 2022 là 24,54%. Kế đến, tỷ lệ tuyển sinh cao thứ 2 trong năm 2022 là lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin với 11,79%.
Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật có tỷ lệ tuyển sinh là 9,18%. Trong khi đó, tỷ lệ tuyển sinh của lĩnh vực Nhân văn là 8,68%. Lĩnh vực Sức khỏe có tỷ lệ tuyển sinh là 6,35%.
Danh sách tỷ lệ tuyển sinh theo các lĩnh vực đào tạo trong năm 2022 như sau:
Ngoài ra, trong 3 năm liền, 4 lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Theo Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu do một số nguyên nhân: Chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh, vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng, lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Năm 2022, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263 đạt 83,39%, cao hơn số nhập học của năm 2021 và 2020.
Trong số 330 cơ sở đào tạo, 194 cơ sở đào tạo (58,67%) có tỷ lệ nhập học đạt trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% tổng số nhập học của toàn quốc.
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.