Josh Marsden, giám đốc điều hành một công ty ở Australia, khởi nghiệp với công việc thu dọn hiện trường các vụ thảm án từ 10 năm trước. Anh cho biết hàng ngày phải đối mặt với những vũng máu loang lổ, ròi bám trên tử thi. Ảnh: Alamy. |
Theo vị giám đốc, điều khó nhất với các nhân viên dọn dẹp không phải là hiện trường đầy máu, đống rác bừa bộn hay đối phó với đám ruồi nhặng, mà là mùi tử khí nơi xảy ra vụ án. Vì vậy, họ được trang bị mặt nạ phòng độc để làm nhiệm vụ trong không gian nồng nặc mùi hôi thối. Ảnh: Alamy. |
"Điều này khá khủng khiếp khi bạn ở trong căn phòng tràn ngập mùi tử thi", Daily Mail trích lời Josh. Anh còn nhấn mạnh rằng những người yếu tim không thể tham gia công việc này. Ảnh: Alamy. |
N gười làm công việc này thường động viên, bông đùa nhau rằng nên nghĩ những thứ ở hiện trường như tương sốt cà chua hay mỳ Ý còn sót lại sau bữa ăn. Họ cần dọn sạch để chủ nhân mới về sống mà không cần lo lắng gì. Ảnh: Alamy. |
Ở một số trường hợp, nạn nhân là người già cô đơn, đã tử vong vài tháng trước đó nên không thể nhận dạng tử thi. Do vậy, cơ thể của họ đã tiết ra chất dịch thu hút các động vật ký sinh, gặm nhấm. Ảnh: Daily Mail. |
Trong khi đó, ruồi không chỉ sinh sống trên xác chết mà chúng còn mang máu và các mảnh thi thể phân huỷ đi khắp nơi. Điều đó có nghĩa cả ngôi nhà có thể bị ám ảnh bởi thi thể của người đã chết. Ảnh: Daily Mail. |
Thông thường, đội dọn dẹp sẽ mất 2 ngày để làm sạch nơi xảy ra án mạng. Tuy nhiên, có những trường hợp họ phải mất tới 4 ngày. Ảnh: Daily Mail. |
Do tính chất công việc, những người như anh Josh được trả món tiền rất hậu hĩnh. Người thuê công ty của anh có thể là tội phạm, các băng đảng hay người nhà nạn nhân. Tuy nhiên, các nhân viên dọn dẹp phải trả lời thẳng thắn, trung thực về những gì họ thấy nếu cảnh sát yêu cầu. Ảnh: Alamy. |