Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ sĩ Bắc đón cái Tết phương Nam

Thị trường âm nhạc TP HCM luôn sôi động và nhiều thử thách nhất. Khi các ca sĩ Nam tiến, họ phải tự thân vận động và đón những cái Tết ở phương Nam...

Nghệ sĩ Bắc đón cái Tết phương Nam

Thị trường âm nhạc TP HCM luôn sôi động và nhiều thử thách nhất. Khi các ca sĩ Nam tiến, họ phải tự thân vận động và đón những cái Tết ở phương Nam...

Làm lại từ đầu

Nghệ sĩ Bắc đón cái Tết phương Nam

Đăng Khôi

Đó hầu như là tâm lí chung của các ca sĩ Hà Nội khi khăn gói vào Sài Gòn lập nghiệp. Không nhà cửa, không mối quan hệ trong giới nghệ thuật, họ phải tự dò dẫm những bước đi đầu tiên. Ca sĩ Đăng Khôi - người đã Nam tiến được 5 năm - chia sẻ: “Nhớ lại lúc mới chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, Khôi phải tự mình sắp xếp mọi thứ. Tự đi tìm nhà để thuê, tự tìm đến các tụ điểm móc nối với các bầu show để xin đi hát. Mặc dù lúc ấy Khôi đã là một ca sĩ trẻ có chút tên tuổi tại Hà Nội nhưng khi vào Sài Gòn thì Khôi vẫn là số 0, vẫn phải đi hát lót và cát sê chỉ tầm 70.000đ/show. Khó khăn như vậy nhưng Khôi vẫn tự nhủ mình phải cố gắng vì Khôi biết, ai cũng phải đi lên từ những gì thấp nhất”. Và gần một năm sau, các ca khúc Chiếc lá tình yêu, Cô bé mùa đông, Thiên đường vắng em... đã nhanh chóng đưa Đăng Khôi bật lên thành một ca sĩ được nhiều khán giả trẻ yêu thích.

Trường hợp của ca sĩ Hoàng Hải thì... thoải mái hơn một chút. Có nhà bà con ở TP.HCM nên Hải đỡ cái khoản thuê nhà nhưng lại gặp khó khăn trong chuyện khác. “Hồi mới vào, người Sài Gòn nói nhiều câu Hải không nghe kịp, phải hỏi tới hỏi lui mấy lần. Chưa kể thức ăn trong Sài Gòn đa phần có vị ngọt nên thời gian đầu Hải ăn không được, nhưng đi diễn chung, ăn uống chung với mọi người riết rồi cũng quen”.

Và sau nhiều lần đi đi về về, chàng ca sĩ gốc Bắc này quyết định lập nghiệp hẳn trong Sài Gòn, nhất là sau khi tạo được một số hit như Nỗi nhớ ngày đông, Em sẽ là giấc mơ... và Top 10 ca sĩ được yêu thích nhất năm 2009 của Làn Sóng Xanh.

Tết gần nhà và Tết xa nhà

Nghệ sĩ Bắc đón cái Tết phương Nam

Hồ Ngọc Hà

Với các ca sĩ Hà Nội, Tết xa nhà bao giờ cũng để lại một ấn tượng khó quên. Ca sĩ Hồ Ngọc Hà nhớ lại cái Tết mà cô cho là “cô đơn” nhất: “Đó là Tết năm 2001 - năm đầu tiên Hà vào Sài Gòn lập nghiệp. Vì lỡ nhận lời biểu diễn cho một show thời trang nên Hà không thể về Hà Nội ăn Tết cùng gia đình, đành phải “tá túc” nhờ nhà một người bạn. Đêm giao thừa, nhìn gia đình bạn quây quần, vui vẻ bên nhau Hà lại nghĩ tới mình mà chạnh lòng. Thế là chạy lên gác lấy điện thoại gọi về nhà, nhưng chỉ nói được dăm câu thì điện thoại... hết tiền. Không người thân bên cạnh, một mình nằm thui thủi trên gác đón giao thừa, Hà đã khóc vì chưa bao giờ cảm thấy cô đơn như vậy. Kể từ đó Hà tự hứa với lòng: cho dù bận bịu đến mấy, hễ Tết đến thì Hà nhất định phải có mặt ở nhà”.

Có lẽ mang tâm lí “gần gia đình là vui rồi” nên các ca sĩ người Hà Nội như Tuấn Hưng, Đăng Khôi, Cao Thái Sơn, Hoàng Hải, Nguyễn Hoàng Nam... vẫn thích về nhà ăn Tết. Xa nhà cả năm trời, họ muốn quay về gia đình đón một cái Tết trọn vẹn, vui vẻ và một không khí lành lạnh của mùa xuân Hà Nội...

Nghệ sĩ Bắc đón cái Tết phương Nam

Hoàng Hải

Kết

“Làm ca sĩ là phải nay đây mai đó, ít khi chịu ngồi yên một chỗ” - câu nói đó dường như lại càng đúng hơn với các ca sĩ vào Nam lập nghiệp. Có người “trụ” được và thành danh tại Sài Gòn, có người cảm thấy “không hợp” rồi trở về Hà Nội nhưng dù sao việc “Nam tiến” cũng đã cho họ một cơ hội cọ xát và khám phá thêm một thị trường đầy sôi động. Theo thổ lộ của một ca sĩ, đón Tết “gần” hay “xa” không quan trọng miễn sao bên cạnh họ luôn có người thân và những khán giả ủng hộ thì đó sẽ trở thành cái Tết ý nghĩa nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật...

Theo Mực Tím

Theo Mực Tím

Bạn có thể quan tâm