Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ thuật múa rối bóng của Thái Lan

Nang Yai là sự kết hợp hoàn hảo của con người và cảnh để thể hiện những màn trình diễn đặc sắc và cuốn hút.

Nghệ thuật múa rối bóng Nang Yai là một loại hình biểu diễn hấp dẫn lâu đời của người Thái. Nghệ nhân dùng những thanh tre có hình vẽ sẵn để biểu diễn trên nền vải trắng có chiếu đèn tạo bóng.
Những nội dung thường được biểu diễn là những câu chuyện cổ tích về đất nước, con người Thái Lan mang triết lý, tư tưởng Phật giáo.
Thường thấy nhất là huyền thoại các vị thần có ảnh hưởng sâu đậm đối với đời sống dân gian như thần khỉ hanuman, thần đầu voi mình người, kế đó là chuyện gia đình với những xung đột phức tạp, các vị anh hùng, tình nhân và trẻ mồ côi lang thang đi tìm cha mẹ...
Mặc dù đã xuất hiện rất lâu, Nang Yai phát triển mạnh mẽ từ thời vương triều Ayutthaya. 
Đến nay, loại hình nghệ thuật này là món ăn tinh thần của người dân các tỉnh miền Trung Thái Lan như Khanon - Rachaburi, Wat Pub - Petchaburi, Wat Sawang Arom - Singburi, Wat Pumarin - Samut Songkram...
Các diễn viên luôn làm một lễ cúng tổ trước khi biểu diễn.
Âm nhạc là một phần quan trọng tạo nên sự cuốn hút của Nang Yai.
Nghệ nhân biểu diễn loại hình này hầu hết là thiếu nhi, có sức khỏe tốt.
Các em thường mặc trang phục  đỏ, được phân vai cầm rối khác nhau, và di chuyển liên tục trong quá trình biểu diễn.
Sân khấu rất đơn giản và gần khán giả. Một nhóm nấp sau cánh gà bằng gỗ trong lúc chờ biểu diễn.
Con rối Nang Yai có hai giới tính nam và nữ, khuôn mặt có nét giống nhau, chỉ khác là nữ nhìn thẳng còn nam nhìn nghiêng. Bảy loại nhân vật tùy theo vai trò và vị trí tương ứng với bảy kiểu người trong xã hội. 
Đá chân là một trong những động tác quan trọng của công việc này.
Nghệ nhân chăm chú trong lúc trình diễn.

Bên trong bảo tàng nghệ thuật đương đại Bangkok

MOCA là nơi trưng bày bộ sưu tập tranh toàn diện về văn hóa, cuộc sống và con người xứ sở Chùa Vàng.

Bài và ảnh: Hải An

Bạn có thể quan tâm