Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ thuật vẽ trên cơ thể: Trả giá cho sự dám chơi

Rào cản tâm lý đầu tiên của các cô gái làm mẫu là nude hoàn toàn dưới nhiều cái nhìn và ánh đèn sáng choang. Nhiều cô còn không dám ho gia đình và người yêu xem các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Nghệ thuật vẽ trên cơ thể: Trả giá cho sự dám chơi

Rào cản tâm lý đầu tiên của các cô gái làm mẫu là nude hoàn toàn dưới nhiều cái nhìn và ánh đèn sáng choang. Nhiều cô còn không dám ho gia đình và người yêu xem các tác phẩm nghệ thuật của mình.

Không phải người mẫu nào cũng đủ dũng cảm theo đuổi môn  nghệ thuật này. Ảnh minh họa

Họa sĩ Ngô Lực đang chuẩn bị dự án nghệ thuật trình diễn (performance art), kết hợp với body painting (tạo hình trên cơ thể con người), cụ thể là vẽ trên cơ thể 100 người mẫu nam-nữ. Anh đã thể hiện được trên 60 tác phẩm và sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Vượt qua "cửa ải

Không e dè, rất thẳng thắn trao đổi những câu chuyện nhạy cảm, người mẫu Ngọc My, 24 tuổi, quê ở TP Long Xuyên (An Giang), tiết lộ rất nhiều ngóc ngách... tế nhị khi cô cùng nhiều người mẫu tham gia các buổi chụp hình, cùng các họa sĩ thể hiện nghệ thuật body painting (vẽ trên cơ thể).

Cái khó nhất khi làm mẫu body painting là gì? Ngọc My chia sẻ: Rào cản tâm lý đầu tiên phải vượt qua là khi thoát y hoàn toàn 100% dưới nhiều ánh mắt và ánh sáng đèn sáng choang. Đã từng là người mẫu ảnh khỏa thân, Ngọc My dễ dàng vượt qua "cửa ải" này. Nhưng với body painting, người mẫu phải chịu sự tác động trực tiếp của màu, của cọ vẽ, của bàn tay họa sĩ lên cơ thể, khi họ xoay trở mình sáng tác... nên ban đầu khi chưa quen, rất khó chịu. Rất nhiều người làm mẫu cả buổi đến tê cứng cơ thể.

Người mẫu phải đứng hàng giờ để nghệ sĩ sáng tác.

Điểm chung nhất của các người mẫu khi đến với nghệ thuật này là họ rất biết và hiểu cái đẹp hình thể mà tạo hóa đã ban cho mình. Họ luôn tự hào về "quyền lực" của cơ thể. Khi đó họ dường như trong trạng thái xuất thần, cùng nghệ sĩ tạo nên tác phẩm nghệ thuật.

"Đó là một trạng thái hạnh phúc gần như tuyệt đỉnh"- nhiều người mẫu đã thốt lên như vậy. Khi đó mọi ánh mắt, mọi cái nhìn, mọi sự dung tục của người khác đều nằm ngoài "vùng phủ sóng" của người mẫu.

Tự hào, hạnh phúc với vẻ đẹp cơ thể của mình, nhưng Ngọc My và Quỳnh Anh và không ít người mẫu khác thổ lộ: Họ chưa bao giờ có ý định (hoặc dám) khoe ảnh body painting của mình cho người thân trong gia đình, người yêu, bạn trai...

"Chỉ sợ mọi người hiểu lầm, sốc khi thấy những album ảnh của em"- đó là nỗi buồn thầm lặng, sự trả giá khi các người mẫu đã "dám chơi" vì nghệ thuật.

Đầu óc mà bậy bạ thì làm sao sáng tạo được?

Họa sĩ Ngô Lực cho biết: Nghệ thuật body painting ở Việt Nam vẫn còn nhiều mảnh đất để khai phá. Bởi nó còn quá mới so với công chúng, người mẫu và ngay cả giới họa sĩ lẫn các cấp quản lý văn hóa.

Sáng tác trên những đường cong tuyệt hảo.

Lần đầu thể hiện nghệ thuật này, anh vẽ với người mẫu tại Philippines, họ rất chuyên nghiệp, không cần họa sĩ phải chỉ dẫn tư thế tạo dáng, tạo đường nét. Với các người mẫu phương Tây cũng vậy, họ rất hiểu ý đồ của họa sĩ và hóa thân vào tác phẩm rất nhanh.

Anh thẳng thắn: "Tôi sáng tác trên cơ thể người mẫu khỏa thân 100%. Như thế tôi mới cảm được để sáng tác. Nếu như có ý nghĩ trần trụi về sex? Đã thế thì đừng vẽ, đừng sáng tác, đừng là người nghệ sĩ. Đầu óc mình mụ mị vì ý nghĩ bậy bạ thì làm sao sáng tạo được

". Để có người mẫu cho mình sáng tác, anh không chỉ dựa vào đội ngũ người mẫu (được cho là chuyên nghiệp) hiện nay, vì cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Anh thường la cà quán cà phê, lang thang trên đường, vào các nhà hàng để... săn người mẫu.

Với người mẫu nam, cũng không dễ thuyết phục nên anh dùng "nguồn" ban đầu là bạn bè, người thân. Sau đó đưa tác phẩm để thuyết phục họ. "Tâm phục khẩu phục" rồi, họ sẽ giới thiệu người khác. Còn với người mẫu nữ chưa biết body painting là gì thì phải "dụ". Ban đầu là màn tự giới thiệu mình, khi câu chuyện giữa hai người trở nên vui vẻ, tự nhiên là lúc anh nói rõ mục đích. Đưa hình ảnh các tác phẩm mình để "minh họa" cho thêm phần thuyết phục, nói rõ quan điểm sáng tác, các công đoạn sẽ làm.

 

Vào studio rồi, phải thật tế nhị khi các cô dần trút bỏ xiêm y. Các cô chưa chồng, chưa người yêu, có "máu" nghệ thuật thường dễ thuyết phục hơn. Với những ý tưởng sáng tạo táo bạo, có khi họa sĩ lại cần đến người mẫu là người đã có gia đình hoặc đang mang bầu. Khi đó người cần thuyết phục đầu tiên là các ông chồng.

"Đây là những "ca" thử thách bản lĩnh, dây thần kinh của họa sĩ. Xớ rớ, ấp úng là ăn đòn như chơi"- họa sĩ Ngô Lực bật mí.

Cái khó, cái khổ của những họa sĩ dấn thân vào cuộc "chơi" với nghệ thuật này là công chúng hầu như không biết đến tác phẩm của họ. Đơn giản, họ chưa (hoặc không) thể tổ chức triển lãm tác phẩm của mình.

"Một tác phẩm nghệ thuật không thể triển lãm bằng…ảnh. Muốn triển lãm, họa sĩ phải mang tác phẩm thật của mình đến xin phép các cơ quan quản lý văn hóa. Không lẽ mình phải "bê" 5-7 cô người mẫu mình đã vẽ đến cơ quan chức năng, rồi họ phải… thoát y để duyệt (!?). Chuyện này gần như là viễn tưởng" - họa sĩ Ngô Lực trần tình.

Chính vì không gần với công chúng, xa lạ với cấp quản lý văn hóa nên khi nghe nói đến body painting, rất nhiều người đã tha hồ tưởng tượng, suy diễn.

Theo Gia đình và Xã hội

 

Theo Gia đình và Xã hội

Bạn có thể quan tâm