Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghề vũ công và những điều ít biết

Tỏa sáng trên sân khấu nhưng đầy rẫy gian nan, vất vả trong quá trình tập luyện và theo đuổi đam mê… là những điều không phải ai cũng biết về nghề vũ công.

Những năm gần đây, dưới sự nhìn nhận tích cực của xã hội, nhiều vũ đoàn, nhóm nhảy đã được thành lập để giúp các bạn trẻ có thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp yêu thích.

Vũ công - nghề lắm gian nan

Vũ công là những người góp phần làm nên thành công của một tác phẩm nghệ thuật. Để có một tiết mục biểu diễn trong 3 phút, các vũ công phải tập luyện khắt khe hàng tháng trời. Muốn theo đuổi nghề nghiệp này, ngoài ngoại hình tốt, các bạn trẻ còn cần năng khiếu, đam mê và quyết tâm vượt qua giới hạn của bản thân, đặc biệt là vấn đề sáng tạo nghệ thuật.

Không ít bạn trẻ vì tiết kiệm chi phí và sức khỏe, mà phải thay đổi động tác, ý tưởng theo dạng “mì ăn liền”, xào xáo lại các clip đã có để chạy show kịp tiến độ. Nhưng điều này vô tình tạo nên vấn nạn về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Lúc này, việc gia nhập các vũ đoàn được xem là giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho vũ công, cũng như tính sáng tạo trong nghệ thuật.

SaigonDance anh 1
Muốn theo đuổi nghề vũ công, các bạn trẻ cần có ngoại hình tốt, năng khiếu, đam mê và quyết tâm vượt qua giới hạn của bản thân.

Tuy nhiên, duy trì một vũ đoàn là vấn đề không hề đơn giản. Với đặc thù công việc biểu diễn cường độ cao, gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp lịch tập luyện cũng như đảm bảo tính kỷ luật của nhóm nhảy,… phần lớn vũ đoàn ở nước ta chỉ hoạt động ở quy mô nhỏ. Không ít vũ đoàn chỉ kịp thành lập một năm rồi tan rã do không xác định rõ tương lai của chính mình.

Ước mơ của giới dancer

Hiện nay, hầu hết ca sĩ, diễn viên, người mẫu đều có công ty chủ quản và người quản lý, chịu trách nhiệm phát triển hình ảnh, đối ngoại. Những người làm nghệ thuật chỉ tập trung trau dồi chuyên môn, cống hiến cho nghề và đam mê của bản thân. Nghề vũ công cũng không phải ngoại lệ.

Mô hình hoạt động chủ yếu của các vũ đoàn tại Việt Nam hiện nay là “bầu show” (người quản lý) nhận show diễn, phân phối cho vũ công hoặc để vũ công tự hợp tác cùng ca sĩ phát triển tương lai.

Là vũ công bellydance hơn 15 năm, chị Kim Ngân - Giám đốc SaigonDance đã thấy được những khó khăn và thử thách của nghề nghiệp này. Vì vậy, chị quyết tâm xây dựng vũ đoàn SaigonDance trở thành mái nhà của các bạn trẻ yêu nghệ thuật. Tại đây, các bạn trẻ được tập luyện, trả công xứng đáng cũng như định giá lại nghề nghiệp.

SaigonDance anh 2
SaigonDance là mái nhà của nhiều bạn trẻ yêu nghệ thuật.

Vũ đoàn sẽ là nơi các bạn trẻ được xây dựng và phát triển khả năng bản thân, được tập luyện, đào tạo bài bản. Các buổi biểu diễn sẽ được lên lịch phù hợp để đảm bảo thu nhập cho vũ công. Đặc biệt, SaigonDance luôn đặt yếu tố biên đạo, đăng ký bản quyền lên hàng đầu và trả thù lao xứng đáng cho vũ công sau mỗi lần diễn. Đây cũng là mô hình hoạt động được nhiều dancer mong muốn hiện nay.

Trung tâm SaigonDance là trường đào tạo nhảy múa, vũ công, giáo viên chuyên nghiệp tại TP.HCM. Với cơ sở hạ tầng khang trang gần 1.500 m2 tại trung tâm quận 3 và Gò Vấp, SaigonDance định hướng phát triển nghề vũ công bài bản.

Vũ đoàn SaigonDance sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng vũ công vào ngày 8/4, ở hai mảng nhảy và múa. Số lượng vũ công tuyển dụng là 50 người. Độc gỉa liên hệ email tuyendung.sgbd@gmail.com để biết thêm chi tiết.

Vũ đoàn SaigonDance

Cơ sở 1: 96 đường số 2, cư xá Đô Thành, phường 4, quận 3, TP.HCM

Cơ sở 2: 85 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM

Website: http://www.saigondance.vn/; fanpage: Trung tâm Saigon Dance

Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm