Hoài Thanh (27 tuổi, nhân viên văn phòng) từ chối cuộc hẹn với nhóm bạn đại học, bắt đầu ngày cuối tuần bằng công việc freelance mới nhận. Công việc này giúp Thanh có thêm 3-4 triệu đồng/tháng và góp phần vào kế hoạch nghỉ hưu ở tuổi 40 của nữ nhân viên văn phòng.
Nghỉ hưu sớm có xu hướng tăng
Thanh quê ở Đăk Lăk, đang làm nhân viên truyền thông cho một công ty thiết bị điện tử. Dù thu nhập hàng tháng khoảng 30 triệu đồng - mức đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ cùng tuổi, cô không có ý định gắn bó đến già. Ước mơ của nữ nhân viên văn phòng vốn là học thạc sĩ, khám phá nhiều hơn nhưng điều kiện của sinh viên mới ra trường không cho phép.
Từ khi biết đến định nghĩa nghỉ hưu sớm, Thanh quyết định lên kế hoạch về tài chính để dừng làm việc ở tuổi 40. Cô dự định sống tiết kiệm và tích lũy nhiều hơn, chọn căn phòng trọ không quá rộng vì đa phần chỉ về nghỉ ngơi, hạn chế đến mức tối thiểu mua sắm quần áo và không chạy theo trào lưu. Hàng tháng, Thanh dành khoảng 10 triệu đồng cho ăn ở, chi tiêu lặt vặt và 3 triệu đồng dự phòng cho rủi ro đau ốm hoặc cần gửi về cho gia đình, số còn lại để tiết kiệm.
Nếu suôn sẻ, đến năm 40 tuổi, nữ nhân viên văn phòng có khoảng 3 tỷ đồng, tính cả thưởng và làm thêm. Số tiền này được Thanh chia thành ba phần, một gửi tiết kiệm lấy lời, một đầu tư từ xa và một chi tiêu cho hiện tại. Với tính cách thích tự do, tận hưởng cuộc sống, cô chưa có ý định lập gia đình và không tính đến khoản chăm lo con cái.
Nhiều người trẻ chăm chỉ làm việc, tiết kiệm để về hưu sớm. |
Thanh chỉ là một trong nhiều bạn trẻ có kế hoạch nghỉ hưu sớm. Một nghiên cứu của HSBC từ năm 2017 đã chỉ ra, hầu hết người thuộc thế hệ trẻ Millennials (sinh ra trong giai đoạn 1980-1996), kỳ vọng nghỉ hưu sớm hơn so với những người độ tuổi lao động thế hệ trước đó.
Nghỉ hưu sớm có xu hướng tăng, theo khảo sát do cổng thông tin việc làm Incruit tiến hành hồi giữa năm 2020 đăng trên tờ Chosun, trong 3 lao động được trả lương ở tuổi 30 thì một người có mục tiêu nghỉ hưu khi bước vào tuổi 40.
Thực tế cuộc sống độc lập về già của người Việt
Ngày càng người trẻ chọn nghỉ hưu sớm, điều này đồng nghĩa cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, đặc biệt khi Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát “Cuộc sống độc lập khi về già” do Prudential phối hợp Kantar Việt Nam thực hiện, 85% người Việt mong muốn có cuộc sống độc lập. Tỷ lệ này cao hơn trong nhóm người có mối quan tâm nhất về tài chính khi về già (95%). Khảo sát cũng cho biết, sức khỏe thể chất là mối quan tâm hàng đầu (59%), theo sau là sức khỏe tinh thần (30%) và tài chính (11%).
Tuy nhiên, khoảng cách giữa sự kỳ vọng và mức độ chuẩn bị của người Việt Nam khi về già khá lớn. Chỉ 4 trên 10 người lên kế hoạch và hành động cho cuộc sống về già. Đồng thời, họ bắt đầu hoạch định cho cuộc sống khi đã bước vào ngưỡng 40 - độ tuổi trung bình người Việt chuẩn bị cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tài chính. Dù mức độ sẵn sàng cho cuộc sống về già trên 70%, mức độ tin tưởng bản thân đạt được kỳ vọng giai đoạn này chỉ khoảng 40%.
Chỉ 4 trên 10 người lên kế hoạch và hành động cho cuộc sống về già. |
Ông Phương Tiến Minh, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam, chia sẻ: “Mặc dù có đến 85% mong muốn có cuộc sống tuổi già độc lập, tỷ lệ người Việt chủ động lên kế hoạch và hành động để đạt được mong muốn này hiện chỉ ở mức 40%. Đây là thách thức mà bản thân mỗi người cần hành động ngay để đạt cuộc sống về già như kỳ vọng”.
Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và mong muốn cuộc sống khi về già, người trẻ nên chuẩn bị kỹ từ bây giờ. Không chỉ tài chính, sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần cũng cần chú trọng. Vì vậy, một kế hoạch bài bản, chi tiết là bước thiết yếu đầu tiên để chuẩn bị cho cuộc sống về già.
Người trẻ Việt cần chuẩn bị sớm nếu muốn có cuộc sống về già độc lập như kỳ vọng. |
Trong những năm gần đây, dân số già là một trong những mối lo hàng đầu của Chính phủ, doanh nghiệp, xã hội Việt Nam.
Khảo sát đầu tiên về “Cuộc sống độc lập khi về già” do Prudential Việt Nam phối hợp Kantar Việt Nam thực hiện với nội dung tìm hiểu các mối quan tâm, sự kỳ vọng cũng như mức độ sẵn sàng và tự tin của người Việt cho cuộc sống độc lập khi về già, dựa trên 3 khía cạnh: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tài chính. Khảo sát trực tuyến thực hiện với 500 người Việt ở độ tuổi 30-45, sinh sống tại TP.HCM và Hà Nội.
Khảo sát “Cuộc sống độc lập khi về già” là bước đi đầu tiên của Prudential trong việc chung tay giải quyết các thách thức của xã hội để già hóa không phải gánh nặng, giúp người dân có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn, tăng mức độ tự tin cho cuộc sống độc lập khi về già.
Bình luận