Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nghỉ Tết và năng suất làm việc thấp không liên quan nhau'

Ăn hai cái Tết, nghỉ hai cái Tết liền tù tì có nhiều quá không, trong khi năng suất lao động thấp?

Xin thưa là chẳng phải. Thứ nhất, nghỉ nhiều với năng suất thấp chẳng liên quan đến nhau. Thứ hai, Tây (nhất là châu Âu) có lẽ còn nghỉ tợn hơn nhiều.

Thứ ba, Mác với Ang-ghen còn nói (đại ý) là: Chất lượng cuộc sống không đo bằng thời gian lao động mà bằng thời gian nghỉ ngơi. Cá nhân tôi thích tư tưởng này nhất. Theo các cụ, cái này sướng quá, tại sao không?

Nhưng mà cái khác là ở chỗ này.

Tây nghỉ là nghỉ tiệt. Đừng có gọi điện thoại, đừng có email bàn bạc cái gì. Ta thì nghỉ rồi đấy sếp cần cứ vẫn gọi sai bảo, đối tác rầm rập tìm nhau. 

Bo tet co truyen de hoi nhap anh 1
Đồ họa: Châu Châu.

Tây nghỉ, họ lo cho mình và người thân, người khác chỉ gửi cái thiệp hay lời chúc. Ta lo cho mình ít, lo quà cáp, lễ lạt, thăm hỏi chúc tụng nhiều, không chu đáo thì cứ như mắc tội. Mà mắc tội thật.

Tây nghỉ có ăn uống chơi bời nhưng là với vài ba người thân nhất. Ta thì chưa nghỉ đã "tất niên". Thân hữu đã đành, nhưng "tao ngộ chiến" cũng lắm. Phờ phạc.

Tây nghỉ, họ kế hoạch từ giữa năm đi đâu, ở đâu. Vé sẵn trong túi, phòng đặt sẵn. Ta - mình hứng thì mình đi thôi - đến nơi không có chỗ mà ăn, chẳng còn phòng để ngủ. Bực dọc, tức tối.

Tây nghỉ cuối năm cũng là mùa mua sắm, mùa giảm giá. Họ mua cái họ cần, với ngân sách định ra từ đầu năm. Ta thì lễ Tết đông người là tăng giá, cố dốc túi mà mua, mua rồi không ăn hết, mua nhiều cái thành rác phải dọn sau vài ngày, mua xong sau Tết không còn tiền mua gạo cho con.

Cộng đồng mạng đang tranh luận về việc có nên gộp Tết cổ truyền với Tết Tây để hội nhập, tránh tốn kém, lãng phí.

Bạn đọc có thể gửi ý kiến của mình để thảo luận về chủ đề này về địa chỉ email: Songtre@zing.vn.

Tây chả cho ai đồng nào. Ta thì lì xì, mừng tuổi (mặt tươi cười hào phóng nhưng ruột xót).

Tây hết nghỉ là đi làm nghiêm ngay giờ đầu, ngày đầu. Ta thì người qua rằm mới khăn gói đi cày, người làm công ăn lương Nhà nước đi làm đấy nhưng tiếp tục vòng "tân niên" hoành tráng ngang "tất niên".

Dĩ nhiên, không phải ai cũng thế, vì ở ta giờ đi làm cho Tây cũng nhiều, mà công ty ta làm việc kiểu Tây cũng lắm. Nhưng mà nghỉ lễ "thuần ta" cũng còn nhiều.

Tây nghỉ là sướng, ta nghỉ xong không biết có là nghỉ không.

Vậy thì, vấn đề không phải là nghỉ, chơi, lễ, Tết nhiều hay ít, mà là có nghỉ thật không và là nghỉ, chơi, ăn kiểu gì.

Bài viết của nhà báo Trần Đăng Tuấn thu hút gần 7.000 người thích chỉ sau 2 tiếng đăng tải trên mạng xã hội. Phần lớn cho rằng ý kiến của nhà báo đáng suy ngẫm. Nhiều quan điểm đồng tình về kỳ nghỉ thoải mái sau một năm bận rộn sẽ mang lại năng lượng tích cực hơn là thời gian làm việc kéo dài.

Rất nhiều bạn đọc trẻ chia sẻ những dòng tâm sự của ông và nhận định Tết cổ truyền được nhiều người mong đợi vì có cơ hội được về với quê hương, gia đình. Đề xuất gộp Tết cổ truyền với Tết Tây là không cần thiết, vừa làm mất đi bản sắc dân tộc, lại lấy đi những ngày nghỉ ngơi của người dân.

Bỏ Tết cổ truyền để hội nhập thế giới?

Dưới góc nhìn của một du học sinh nhiều năm ở nước ngoài, Ngô Di Lân cho rằng việc bỏ Tết cổ truyền là điều không nên làm, bởi đây là dịp lễ hiếm hoi để sum họp gia đình, bè bạn.

'Cái gì cũng có thể Tây hóa, trừ Tết cổ truyền'

Nhiều bạn đọc cho rằng Tết Âm lịch là truyền thống của dân tộc. Việc gộp với Tết Dương lịch sẽ làm mất giá trị văn hóa của người Việt.


Nhà báo Trần Đăng Tuấn

Bạn có thể quan tâm