Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nghỉ việc thế nào để không dính tai tiếng

Nếu nghỉ việc thiếu chuyên nghiệp, nhân viên rất có thể dính phải tai tiếng, hay thậm chí bị người trong ngành "cạch mặt".

Bất kể nguyên nhân rời đi như thế nào, nhân viên vẫn nên giữ gìn ấn tượng tốt đẹp nhất có thể tại công ty cũ. Ảnh: ANTONI SHKRABA production/Pexels.

Nghỉ việc không đơn giản chỉ gói gọn trong việc trình một tờ đơn và đợi đến thời điểm dứt áo ra đi. Thực tế, dù rời bỏ công việc bản thân yêu thích hay chán ghét, chúng ta cần thiết phải giữ tác phong chuyên nghiệp và để lại ấn tượng tốt đẹp với sếp cũng như đồng nghiệp cũ.

Với những ai đang chuẩn bị tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới, dưới đây, Fast Company đưa ra một số lời khuyên hữu ích trước khi nói lời chia tay với vị trí công việc hiện tại.

Không rời đi trong thầm lặng

Thực tế, thế giới công việc nhỏ bé hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Nếu một người dự định tiếp tục theo đuổi những việc làm cùng ngành hay thành phố với công việc trước, khả năng cao họ vẫn có thể gặp lại sếp hay đồng nghiệp cũ của mình. Vì vậy, rời đi trong êm đẹp và có trách nhiệm sẽ giảm thiểu rủi ro khi rơi vào những tình huống bất ngờ tương tự.

Đầu tiên, trò chuyện thẳng thắn về nghỉ việc với người quản lý trực tiếp của mình là cần thiết. Chúng ta không nhất thiết phải đi sâu vào chi tiết nguyên do rời đi hay kế hoạch tương lai nếu mình không muốn. Dù vậy, thông báo trước thay vì biến mất một cách đột ngột là điều cơ bản trong quy tắc ứng xử ở môi trường công sở.

nghi viec the nao,  tai tieng,  nghi viec kheo leo,  nghi viec bao truoc,  tac phong chuyen nghiep,  dong nghiep cu anh 1

Thôi việc có thông báo đàng hoàng cho thấy lối hành xử văn minh. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Bước tiếp theo trong quá trình nghỉ việc của mỗi người là soạn một lá thư từ chức chính thức gửi đến bộ phận nhân sự của công ty. Ngay cả khi điều này không bắt buộc, rõ ràng về ngày kết thúc công việc vẫn có lợi hơn về lâu dài.

Trong trường hợp cấp trên hay quản lý nghỉ việc, nhân viên làm việc sát sao nhất bên cạnh họ nên là những người được hay tin đầu tiên. Tiếp đó, lập kế hoạch quản lý và làm việc với cấp dưới cho người kế nhiệm là điều cần thiết.

Làm việc tử tế đến cuối cùng

Quan trọng hơn cả, đơn nghỉ việc được duyệt không có nghĩa là mọi người sẽ dành những ngày cuối cùng nhàn rỗi hay ngồi chơi xơi nước. Thay vào đó, chúng ta nên dành hai tuần cuối cùng để làm việc nghiêm túc như bình thường cũng như bàn giao công việc cẩn thận, soạn riêng tài liệu ghi chép chi tiết các thông tin quan trọng và hoàn thành các dự án được giao.

Cuối cùng, dù công ty có hay không có quy trình phỏng vấn thôi việc chính thức, đưa ra những nhận xét/phản hồi trung thực và mang tính xây dựng nhằm giúp đỡ đồng nghiệp và công ty cũ vẫn là một việc làm được khuyến khích.

Bên cạnh đó, thể hiện ấn tượng tốt đẹp và nói lời cảm ơn với các mối quan hệ trong công ty cũng là một điểm cộng trước khi chúng ta chính thức thôi việc.

Nhân sự thời Gen Z

Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.

Noi so lam sep hinh anh

Nỗi sợ làm sếp

0

Nhiều quản lý cấp trung ở Mỹ đang từ bỏ công việc. Cảm thấy tự ti, hay việc công ty thiếu định hướng là lý do khiến họ kiệt sức.

Thiên Thanh

Bạn có thể quan tâm