Câu 1. Ngày thương binh liệt sĩ ra đời từ năm nào?
Tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, 27/7/1947 được chọn là ngày thương binh liệt sĩ ở nước ta. Đây là là dịp để dân tộc tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái với những người đã cống hiến xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. |
Câu 2. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” là câu nói nổi tiếng của anh hùng liệt sĩ nào?
“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là câu nói lưu danh sử sách của anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng. |
Câu 3. Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng là người dân tộc nào?
Kim Đồng (1929-1943) tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng chính là đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Anh hy sinh năm 1943 khi đang trên đường làm nhiệm vụ. |
Câu 4. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là người ở...?
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức tại thủ đô Hà Nội, có bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Chị nổi tiếng với cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" kể lại những ngày tháng cùng đồng đội chiến đấu ở Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. |
Câu 5. Người con gái Đất Đỏ Võ Thị Sáu hy sinh ở đâu?
Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu là tấm gương kiên trung của người phụ nữ Việt Nam. Chị Võ Thị Sáu bị địch bắt giam ở nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) rồi bị xử bắn tại đây. Hiện nay, mộ phần của chị yên nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo). |
Câu 6. Anh hùng liệt sĩ nào từng lấy thân mình lấp lỗ châu mai?
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ở trận mở màn, khi quân ta tấn công cứ điểm Him Lam, anh hùng Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội tiến lên. |
Câu 7. Nghĩa trang nào là nơi an nghỉ của hơn 10.000 liệt sĩ?
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây chính là nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất ở nước ta, là nơi an nghỉ của hơn 10.000 anh hùng liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. |