Nhiều học sinh nữa cảm thấy không an toàn khi mặc đồng phục. Ảnh: Pexels. |
Từ trước đến nay, đồng phục luôn là vấn đề tranh luận giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường.
Nhiều trường học luôn cố gắng áp dụng quy định về đồng phục để giảm sự mất tập trung trong lớp học, giảm sự chênh lệch kinh tế trong lớp học và giữ an toàn cho nhà trường. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra quy định này có thể gây tác dụng ngược, theo US News.
Nữ sinh, trẻ em da màu không được hưởng lợi
Theo Trung tâm Thống kê giáo dục Mỹ, trong năm học 2019-2020, gần 20% trường học công lập tại Mỹ yêu cầu học sinh mặc đồng phục, 44% trường ban hành và thực hiện quy định nghiêm ngặt về đồng phục.
Trong khi đồng phục thường được cho rằng là công bằng và an toàn, nhiều nghiên cứu cho thấy đồng phục lại có tác dụng không đồng đều. Nhiều trường hợp học sinh nữ và học sinh da màu lại thấy ít an toàn hơn khi mặc đồng phục.
Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) ước tính 93% học khu tại Mỹ có một số loại quy định hoặc chính sách về trang phục, khoảng 60% trường yêu cầu đồng phục phải được may đo, điều này có thể cho phép nhân viên may đo đồng phục chạm vào học sinh.
"Do đó, học sinh, đặc biệt là các em gái, có thể cảm thấy bớt an toàn hơn ở trường", báo cáo nêu rõ.
Về mặt tài chính, quy định về trang phục cũng có thể là một thách thức với các gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cũng cho rằng đồng phục có thể hạn chế khoảng cách giàu - nghèo trong trường học.
Theo báo cáo mới từ Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), các quy định về đồng phục cũng ảnh hưởng nhiều đến các học sinh thuộc nhóm chủng tộc khác nhau.
Hơn 80% học khu cấm các trang phục liên quan đến văn hóa hay tôn giáo như mũ hay khăn quàng cổ. Trong khi đó, chỉ hơn 30% trường cho phép học sinh đội những trang phục trên vì tôn giáo, văn hóa hoặc y tế.
Báo cáo cũng cho biết nhiều học sinh da màu với văn hóa, tôn giáo khác nhau cũng thường xuyên bị phạt vì mặc kèm đồng phục những phụ kiện liên quan đến văn hóa, tôn giáo như đội khăn trùm đầu.
Đại dịch là một bước ngoặt
Theo luật liên bang Mỹ, quy định về trang phục không được phép phân biệt quá rõ ràng. Theo đó, quy định này chỉ có thể chỉ định các loại trang phục được chấp nhận nhưng không được phân biệt "dựa trên giới tính, chủng tộc, tôn giáo hoặc các đặc điểm được bảo vệ khác của học sinh", theo Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU).
ACLU cũng ủng hộ việc học sinh được phép mặc quần áo phù hợp với nhận dạng và biểu hiện giới tính của họ. Theo đó, Văn phòng Quyền Công dân của Bộ Giáo dục Mỹ cho biết phân biệt đối xử dựa trên giới tính bao gồm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới. Vì thế, cơ quan này nghiêm cấm nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính trong trường học.
Theo đó, các trường công lập không thể quy định học sinh nam không được mặc váy hay học sinh nữ không được mặc vest và thắt cà vạt.
Các trường công lập tại Mỹ không được phép quy định trang phục dựa trên giới tinh. Ảnh: Pexels. |
Bà Lydia McNeiley, một cố vấn giáo dục ở Indiana, cho biết phụ huynh nên theo dõi chặt chính sách về đồng phục của trường và bày tỏ lo lắng nếu có với học khu. Ngoài ra, tiếng nói của học sinh cũng là chìa khóa tạo ra sự thay đổi.
"Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe góp ý vì mong muốn học sinh cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi đến trường", bà nói.
Đối với nhà trường, bà McNeiley gợi ý các giáo viên nên xử lý kín đáo các vấn đề về đồng phục học sinh để không làm các em xấu hổ. Theo bà, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhà trường với học sinh.
Bên cạnh đó, bà Courdin Mauldin, Trợ lý Giáo sư ngành Giáo dục, khuyến khích các giáo viên nên xem xét tác động của đồng phục lên học sinh cũng như ảnh hưởng của quy định về đồng phục lên văn hóa, truyền thống hay tôn giáo của các em.
Bà Mauldin cũng cho rằng các nhà quản lý trường học cần lắng nghe học sinh và thích nghi với môi trường thay đổi xung quanh họ. Sau đại dịch, xu hướng mặc đồng phục tại các công sở cũng đang dần ít hơn.
Một học khu công lập tại Mỹ gần đây đã thay đổi quy định về đồng phụ của mình. Từ việc yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục: quần kaki và áo sơ mi có cổ màu trắng hoặc xanh thời điểm trước đại dịch, giờ đây, trường cho phép học sinh học sinh mặc quần áo thoải mái và thể hiện giới tính tự xác định của mình. Ngoài ra, học sinh có thể mặc trang phục tôn giáo "mà không sợ bị kỷ luật hoặc phân biệt đối xử".
"Dù không vui khi phải chọn đồ đi học nhưng em nghĩ mình và các bạn vui vẻ hơn nhiều khi không phải mặc đồng phục", Verta, một học sinh trong trường cho hay.
Sách về "người thầy xuất sắc nhất nước Mỹ"
Mục Giáo dục giới thiệu Escalante, cuốn sách về người được xem là "người thầy xuất sắc nhất nước Mỹ". Ông là giáo viên dạy Toán gốc Bolivia, đến Mỹ năm 34 tuổi. Ông vừa học, vừa làm nhiều việc để có chứng chỉ tiếp tục đứng trên bục giảng. Bằng phương pháp đặc biệt, thầy đã đào tạo hơn 400 học sinh ưu tú đỗ vào những trường đại học nổi tiếng thế giới.