Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng trí thông minh là yếu tố có thể di truyền. Tuy nhiên, tới gần đây, họ vẫn tin rằng trí thông minh của một đứa trẻ phụ thuộc vào cả bố lẫn mẹ.
Thực tế, một số nghiên cứu phát hiện ra rằng trí thông minh nhiều khả năng được di truyền từ mẹ bởi vì các gen thông minh nằm trên nhiễm sắc thể X (mà người mẹ thì có 2 nhiễm sắc thể X).
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Ulm, Đức khẳng định nhiều gen - đặc biệt là những gen liên quan khả năng nhận thức - nằm ở nhiễm sắc thể X.
Hội đồng Nghiên cứu y khoa và Cơ quan Khoa học y tế công cộng ở Glasgow, Scotland cũng từng thực hiện một nghiên cứu có kết quả tương tự phân tích này.
Năm 1994, các nhà khoa học đã khảo sát 12.686 người trẻ từ 14 đến 22 tuổi. Họ thu thập một số yếu tố, trong đó có chỉ số IQ, chủng tộc, trình độ giáo dục và địa vị kinh tế xã hội.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dự báo tốt nhất của trí thông minh là chỉ số IQ của người mẹ và chỉ số IQ của đứa trẻ chỉ dao động trung bình 15 điểm so với chỉ số IQ của người mẹ.
Tuy nhiên, các gien di truyền không chỉ chịu trách nhiệm về trí thông minh. Các nghiên cứu khác còn cho thấy người mẹ đóng vai trò quyết định trong việc phát triển cảm xúc của một đứa trẻ, do người mẹ có liên kết cảm xúc và thể xác nhiều hơn với con.
Ví dụ như, các nhà nghiên cứu của ĐH Minnesota phát hiện ra rằng, ở tuổi thứ 2, những đứa trẻ có sự gắn kết mạnh mẽ với người mẹ thì sẽ có khả năng chơi những trò chơi biểu tượng phức tạp.
Những phát hiện này cho thấy rằng, khi trẻ có mối liên kết mạnh mẽ với mẹ, điều này sẽ giúp nuôi dưỡng trí tò mò tự nhiên cũng sự tự tin của trẻ để giải quyết các vấn đề mà không thể hiện sự thất vọng hay sự thay đổi về cảm xúc.