Nhóm nghiên cứu sinh muốn biến việc bán xúc xích thành một cuộc đối thoại đường phố theo phương pháp luận Socrates. Ảnh: 163.com. |
Tại Trung Quốc, việc những người học vấn cao đi làm nghề chân tay thường gây ra tranh cãi bởi thông thường, họ được kỳ vọng theo đuổi các ngành nghề cao cấp.
Tuy nhiên, một "luồng gió mới" đã được thổi vào cuộc tranh luận này khi mới đây, một video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một nhóm nghiên cứu sinh tiến sĩ đang bán xúc xích nướng trên đường phố.
Nhóm bán xúc xích này có 9 thành viên, đều là nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ chuyên ngành Triết học tại Đại học Trung Sơn (tỉnh Quảng Đông). Sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu cả ngày, họ thay phiên nhau bán hàng trên các con phố gần khuôn viên trường vào ban đêm.
Họ sử dụng một bếp nướng xúc xích bằng gas gắn trên chiếc xe máy điện đã được cải tạo, kèm theo biển hiệu: "Chào mừng bạn đến mua xúc xích thơm ngon và tham gia trao đổi kiến thức triết học với chúng tôi".
Ziheng (28 tuổi), nghiên cứu sinh tiến sĩ, là người khởi xướng việc bán xúc xích. Chia sẻ với Yangtse Evening Post, anh cho biết cả nhóm đều đang nghiên cứu triết học và mong muốn sử dụng xúc xích như một phương tiện để trao đổi kiến thức với khách hàng, từ đó trở thành bạn tốt với họ.
Nhóm sinh viên ưu tú này dự định biến việc bán xúc xích thành một cuộc đối thoại đường phố theo phương pháp luận Socrates, khuyến khích các cuộc thảo luận cởi mở và linh hoạt về các chủ đề triết học thú vị.
Với mỗi chiếc xúc xích được bán ra, họ sẽ trả lời một câu hỏi triết học của khách hàng, thảo luận về các vấn đề xã hội, lý thuyết học thuật hoặc đơn giản là chia sẻ những giai thoại cá nhân.
Mỗi suất xúc xích có giá 3-5 nhân dân tệ cho hai xiên (10.000-17.000 đồng). Ziheng cho biết họ kiếm được 100-200 nhân dân tệ (350.000-700.000 đồng) mỗi ngày, hoạt động từ 22h đến nửa đêm.
Pangda, một thành viên khác trong nhóm, là thạc sĩ triết học, cho biết các thành viên đều bận rộn nghiên cứu và giảng dạy vào ban ngày. Bán xúc xích sau giờ làm việc mang đến cho họ cơ hội vận động thể chất và giúp giảm bớt căng thẳng.
"Việc bán xúc xích trên đường phố cho phép chúng tôi gặp gỡ nhiều người, là cách độc đáo để kết nối với xã hội", anh nói.
Pangda cũng cho biết anh yêu thích việc bán xúc xích và muốn tiếp tục công việc này.
"Không phải cứ thu nhập cao là mang lại hạnh phúc. Giới trẻ cần có đam mê. Ngay cả những công việc nhỏ cũng có thể mang lại niềm vui lớn", Pangda nói.
Theo SCMP, câu chuyện của nhóm nghiên cứu sinh đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng.
"Nhóm sinh viên này xứng đáng được khen ngợi vì lòng dũng cảm của họ. Các bạn ấy sẵn sàng trải nghiệm một khía cạnh khác của cuộc sống", một người dùng bình luận.
Tuy nhiên, một số người lại có quan điểm khác. Họ cho rằng đây là sự lãng phí nguồn lực giáo dục. Các nghiên cứu sinh, học viên cao học có thể sử dụng thời gian của mình để đóng góp ý nghĩa hơn cho xã hội.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.