Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngô Mỹ Uyên: 'Làm đại gia chỉ tổ đau đầu'

Sở hữu căn nhà được đoán có giá trị nhiều chục triệu đô la, nhưng Ngô Mỹ Uyên vẫn không chịu nhận mình là đại gia.

Ngô Mỹ Uyên: 'Làm đại gia chỉ tổ đau đầu'

Sở hữu căn nhà được đoán có giá trị nhiều chục triệu đô la, nhưng Ngô Mỹ Uyên vẫn không chịu nhận mình là đại gia.

- Bí quyết nào đã giúp chị đạt được những thành tựu như ngày hôm nay?

- Đó là tôi đã vượt qua được cái tính nhút nhát của mình và dám học, dám làm điều mình thích. Khi mới bước vô ngành giải trí, tôi rất nhút nhát và rụt rè. Để che đậy điều đó tôi đã phải “gồng” mình như kiểu con chim xù lông ra mỗi khi nó gặp điều sợ hãi. Và qua những lần làm ngược lại như thế tôi đã khám phá ra rằng mình có thể thoát khỏi vỏ bọc của sự nhút nhát.

Từ lần vượt ngưỡng đó, tôi cảm nhận được sự khác biệt và bắt đầu tự học hỏi, phát triển bản thân. tôi là người ham học, học được cái này lại muốn học thêm cái khác nữa, mà môi trường giải trí ở Việt Nam đòi hỏi nhiều ở người diễn viên, nào là phải biết hát, biết làm mọi thứ, nên để thành công mình phải cố gắng tìm tòi, làm và làm.

Ngô Mỹ Uyên: 'Làm đại gia chỉ tổ đau đầu'

- Theo chị, để thành công, ngoài yếu tố thiên thời, địa lợi thì mình cần có những phẩm chất gì?

- Theo tôi, điều gì mình làm thành công đều phải xuất phát từ Tâm. Nếu một người làm việc với cái tâm, từ tâm của mình thì sẽ dễ thành công. Tôi luôn làm việc với cái tâm vì gia đình, vì quê hương của mình mà phát triển, nên khi tôi ra nước ngoài, học hỏi những cái hay của họ để về làm việc trong nước, và phục vụ cho người Việt mình, tôi cảm thấy có ý nghĩa hơn. Và việc gì cảm thấy có ý nghĩa thì tôi thích làm và làm cho tới luôn.

- Chị có nghĩ đi một ngày đàng học một sàng khôn?

- Khi vào nghề, làm việc trong nước mình có cảm giác hài lòng, không thấy có gì đặc sắc, nhưng sau khi có cơ hội đại diện nước mình tham gia cuộc thi Hoa hậu thời trang quốc tế tổ chức tại Ai Cập, tôi đã cảm thấy mình lớn lên hơn nhiều, thấy mình phát triển với một cách khác hẳn.

Nếu chỉ quanh quẩn ở trong nước thôi thì cũng như ếch ngồi đáy giếng, chỉ thấy “khoảng trời” có bấy nhiêu. Khi đi làm việc ở nước ngoài, có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa, có tầm nhìn khác nhau, phong cách khác nhau thì mình học hỏi được rất nhiều điều. Dĩ nhiên, có người cũng đi nhiều nhưng không học được bao nhiêu vì thiếu mục đích nên họ không quan tâm. Ngoài ra, để học hỏi được nhiều thì còn phụ thuộc cách tư duy nữa. Mà khả năng tư duy, mỗi người mỗi khác và phải tự rèn luyện thôi.

- Là người đi lại nhiều trên toàn cầu, nếu có đủ tiền thì chị có sẵn sàng mua máy bay riêng?

- Không. Mỗi một chiếc xe, tàu hay máy bay đều cần một chi phí thường xuyên để bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành nó. Những người làm kinh doanh có thể mua vì tính thấy có lợi cho công việc, lại trừ được thuế, hoặc họ có dư tiền, thích thì mua, còn mình chỉ là người làm công, không dư tiền để làm việc đó, nên nếu mình mua thì đó là một quyết định phản cảm và không thông minh.

Tôi có nhiều người bạn là triệu phú nhưng có lối sống giản dị. Họ vẫn đi máy bay với vé hạng thường chứ không phải hạng thương gia, và với họ mua tài sản gì là một quyết định kinh doanh chứ không phải là một hành động để khoe của.

- Với những tài sản mà chị sở hữu thì chị đang thuộc hàng đại gia đấy, chị có thấy điều đó?

- Tôi nghĩ, đại gia ở Việt Nam mình cũng có rất nhiều. Trên thế giới đại gia có nhiều tầng lớp, tỷ phú khác, triệu phú khác và họ có danh sách xếp hạng công bố rõ ràng hàng năm. Ở Việt Nam mình chưa có hệ thống có thể theo dõi, thống kê được tài sản cá nhân nên chưa có được danh sách này. Chính vì thế, 2 chữ đại gia hiện nay toàn được phong theo cảm tính, chứ làm gì có cơ sở gì đâu. Tôi nghĩ làm đại gia chỉ tổ đau đầu chứ chẳng được lợi lộc gì.

Tôi là nghệ sỹ thì làm gì có nhiều tiền, những gì mọi người thấy chỉ là vẻ hào nhoáng bề ngoài thôi. Làm nghệ sỹ thì không có nhiều tiền để đầu tư vào những thứ sinh lợi nhuận lớn như truyền thông, bất động sản, kinh doanh,… nên thu nhập thậm chí còn tệ hơn một nhân viên làm trong tập đoàn lớn đấy.

Ngô Mỹ Uyên: 'Làm đại gia chỉ tổ đau đầu'
Ngô Mỹ Uyên: 'Làm đại gia chỉ tổ đau đầu'

- Ngôi nhà triệu đô của chị giờ rất nổi tiếng. Chị không sợ kẻ trộm nhòm ngó?

- Trộm “viếng” rồi đấy, mới tháng 10 năm ngoái. Nó leo vào rồi lấy tiền, điện thoại rồi leo ra. Camera quay thấy mặt nhưng cảnh sát vẫn chưa tìm ra được. Hiện tôi phải thuê bảo vệ. Trước đây mình chủ quan nghĩ chỗ ở an ninh tốt, và cái khóa cửa hư cũng không chịu sửa ngay mà cứ lần lữa, nên trộm nó “đường hoàng” đi vô.

Hôm đó, sau khi hoàn thành chương trình từ thiện trao máy trợ thính cho mấy ngàn em khiếm thính ở Việt Nam, tôi mở tiệc ở nhà để cảm ơn mọi người trong đoàn làm việc của nhà sản xuất máy và đoàn quay phim của Hollywood. Xong tiệc, 1-2h sáng, ai cũng mệt nhừ, và đó là lúc trộm nó leo vô…

- Trong gia đình, chị quan niệm thế nào về bình đẳng nam nữ?

- Uyên vẫn muốn người đàn ông là người trụ cột, và mình là người sau lưng họ. Trong gia đình, người phụ nữ có tôn trọng người đàn ông thì mới tạo ra hạnh phúc. Nếu bình đẳng thì mình đâu cần đàn ông để làm gì? Tự mình một mình được rồi.

Tôi là người khó tính nên giờ tôi kiếm người rất khó. Những người đàn ông có sự nghiệp khác thì họ không biết gì về môi trường làm việc của tôi, và như thế là có khó khăn rồi. Là nghệ sỹ, mình có thể thích ứng được với đàn ông ở những ngành nghề khác, nhưng ngược lại, họ không thích ứng được với nghề của mình. Và tôi cũng không thích mạo hiểm chuyện nuôi con một mình.

- Hiện chị có sợ gì không?

Có chứ! Sợ cô đơn, sợ cuộc sống không có ý nghĩa. Thành ra nhiều khi ở nhà mà không có bố mẹ, không có em gái tôi chẳng biết làm gì cả. Nên nhiều khi tôi lo cho cả nhà hơi quá đáng, nhưng điều đó làm tôi cảm thấy có ý nghĩa. tôi rất sợ cảm giác sống một mình và bất cần ai.

- Chị thấy thị trường cho nghề ảo thuật ở nước mình hiện giờ thế nào? Chị có ý định mở trường dạy ảo thuật ở Việt Nam?

- Tôi chưa có dịp đi xem biểu diễn ảo thuật ở Việt Nam, nhưng tôi rất vui khi có một số ảo thuật gia trong nước liên lạc điện thoại, nói là họ muốn tiếp cận để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, và cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ khi tôi diễn ở Việt Nam.

Việc mở trường nếu có kinh phí của đại gia thì mình sẽ làm được (cười). Ở Việt Nam đất đai rất mắc mỏ, và nếu làm phải đầu tư hết quỹ thời gian của mình vì mở trường thì phải có trách nhiệm, phải có mục đích tạo ra giá trị gì chứ không phải lấy cái tên rồi bỏ bê. Đó cũng là mơ ước của tôi và khi có đủ tài chính tôi sẽ làm.

Theo Vnmedia

Theo Vnmedia

Bạn có thể quan tâm