Sẽ mất nửa trang giấy để gói gọn những cống hiện nghệ thuật suốt 20 năm qua của Ngô Thanh Vân. Và cũng thật khó để gọi “người đàn bà đẹp” này bằng danh xưng thích hợp. Sau những thành công trong lĩnh vực người mẫu và âm nhạc, Ngô Thanh Vân lại miệt mài chinh phục mảnh đất nghệ thuật thứ 7.
Vậy vẫn chưa đủ, sau một thời gian dài im ắng, Ngô Thanh Vân trở lại đầy ấn tượng trong vai trò đạo diễn - nhà sản xuất phim, nắm trong tay loạt tác phẩm có sức ảnh hưởng, như Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Cô ba Sài Gòn, Song lang, Hai Phượng và sắp tới là Thanh Sói, cùng giấc mơ tạo ra một thế hệ đả nữ thật sự cho màn ảnh Việt.
Thế nhưng, nếu là một cô gái mạnh mẽ và quyền lực trên màn ảnh, thì ngoài đời thường, mẹ Cám lại là fan của chủ nghĩa tối giản. Tủ quần áo đôi khi chỉ gói gọn trong vài item cơ bản, thoải mái như T-shirt, jeans ống rộng.
- Ông bà ta hay nói “Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”, chị ôm đồm nhiều lĩnh vực như vậy thì có sợ mình đang vội vàng và hời hợt quá không?
- Bẩm sinh tôi không thích làm điều gì nửa vời nên chắc chắn không có chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” trong quá trình làm việc. Dù mình đã dấn thân vào nhiều lĩnh vực, tất cả vẫn chỉ xoay quanh một đam mê là nghệ thuật. Hơn nữa, tôi tự tin rằng ở lĩnh vực nào, mình cũng để lại dấu ấn, và đó chưa là “cảnh giới” cao nhất của Ngô Thanh Vân.
Ngô Thanh Vân tự tin rằng, ở lĩnh vực nào, cô cũng để lại dấu ấn. |
- Nhiều mỹ nhân cùng thời đã lui về ở ẩn, tìm sự ấm êm. Điều gì giữ Ngô Thanh Vân kiên trì với bộ môn nghệ thuật thứ 7 đến tận lúc này?
- Đó là tính yêu và sự quyết tâm. Chúng ta chỉ cảm thấy hoang mang, dễ nản lòng khi không xác định được điều mình thực sự muốn là gì. Riêng tôi, tôi biết rõ “trái tim” mình nằm ở đâu nên đường đi có chông gai đến mấy cũng xứng đáng. Cảm giác thấy bản thân mình tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn mỗi ngày cũng vô cùng phấn khích.
- Khoác lên mình “chiếc áo” đầy sức nặng của đạo diễn, lại còn là phái yếu trong lãnh địa của đàn ông, phải chăng trên phim trường chị cũng phải “hét ra lửa” để dẫn dắt ê-kíp?
- Tôi nghĩ “chiếc áo” làm nghề không phân biệt giới tính hay xuất thân, giống như triết lý trong thiết kế của Uniqlo vậy - ai cũng có thể khoác lên mình và tìm được phong cách riêng. Tôi chưa bao giờ xem chuyện mình là phụ nữ là yếu điểm của bản thân. Ngược lại, sự nữ tính và tận tâm trong công việc giúp mình được anh chị em trong đoàn hỗ trợ rất nhiều.
Ngô Thanh Vân quan niệm “chiếc áo” làm nghề không phân biệt giới tính hay xuất thân, giống như triết lý trong thiết kế của Uniqlo. |
- Từ “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” đến “Song lang”, cả khán giả lẫn giới chuyên môn đều đồng tình mẹ Cám ngày một lão luyện hơn trong cách kể chuyện văn hóa dân tộc. Vân đã làm điều đó như thế nào?
- Tôi xin mượn tên chiến dịch của Uniqlo để trả lời cho câu hỏi này: “Elevate Everyday - Nâng chuẩn mỗi ngày”. Ước mơ của tôi là góp phần xây dựng một nền điện ảnh mang đậm quốc hồn quốc tuý của riêng người Việt. Để đến gần hơn với giấc mơ đó, điều tốt nhất tôi có thể làm là nỗ lực hơn mỗi ngày, không ngừng trau dồi cho bản thân, không ngừng phá vỡ các giới hạn. Tương lai phụ thuộc vào những gì mà chúng ta làm hôm nay.
- Vì sao Vân đồng hành cùng Uniqlo mà không phải một thương hiệu gai góc hơn dành cho đả nữ?
- Ông bà ta nói “chiếc áo không làm nên thầy tu”, những gì nó thuộc về bản năng rồi thì không cần phải tỏ vẻ hay tô vẽ thêm, mọi người vẫn sẽ cảm nhận được thôi. Tôi yêu thích phong cách tối giản, thoải mái nhưng vẫn toát lên sự thanh lịch của dòng sản phẩm lifewear mà Uniqlo mang tới. Là một người “cuồng” công việc, tôi luôn ưu tiên chọn trang phục gọn nhẹ, thực tiễn và đa công năng. Tất cả yếu tố này đều hội tụ trong các sản phẩm của Uniqlo.
- Nếu được chọn một món phục trang của hãng để miêu tả bản thân, chị sẽ chọn gì?
- Tôi chọn chiếc quần jeans dáng cong mà mình đang mặc trên người. Từ lần đầu nhìn thấy mẫu thiết kế này, tôi biết nó dành cho mình, vẫn chất liệu jeans cổ điển, bụi bặm nhưng được biến tấu với đường cong phóng khoáng và nữ tính, rất Ngô Thanh Vân.
Bình luận