1. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ): Kể từ khi QS Top Universities xây dựng bảng xếp hạng đại học thế giới, Viện Công nghệ Massachusetts (hay còn gọi là MIT) luôn đứng đầu. Năm nay, trường tiếp tục dẫn đầu với tổng điểm đánh giá 100. Trong số 9 yếu tố đánh giá, trường có 6 yếu tố được chấm điểm tối đa là danh tiếng học thuật, danh tiếng với nhà tuyển dụng, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, số lượng trích dẫn bài báo, tỷ lệ giảng viên quốc tế, đầu ra việc làm. Ảnh: Guide2Research. |
2. Đại học Cambridge (Anh): Tương tự xếp hạng năm 2023, Đại học Cambridge duy trì vị trí số 2 trong xếp hạng lần này với tổng điểm 99,2. Nhìn chung, tổng điểm đánh giá của trường đã có sự cải thiện vì năm ngoái, trường chỉ được chấm 98,8 điểm. Ngôi trường hơn 800 năm tuổi từng có một cú trượt dài trên bảng xếp hạng đại học của QS Top Universities khi tụt hạng liên tục, cụ thể là từ hạng 2 vào năm 2015 xuống hạng 7 vào năm 2020. Sau đó, thứ hạng của trường bắt đầu ổn định trở lại và trụ hạng trong top 3. Ảnh: Airbnb. |
3. Đại học Oxford (Anh): Sau lần tụt 2 hạng và chỉ xếp vị trí số 4 trong bảng xếp hạng năm 2023, lần này, Đại học Oxford đã tăng hạng và xếp ở vị trí số 3 với tổng điểm đánh giá 98,9. Trường đại học lâu đời nhất thế giới được QS đánh giá cao ở các khía cạnh như đầu ra việc làm, danh tiếng với nhà tuyển dụng, danh tiếng học thuật, tỷ lệ giảng viên/sinh viên. Ảnh: Edumate Tv. |
4. Đại học Harvard (Mỹ): Thứ hạng của Đại học Harvard khá biến động trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là trường từng tụt từ hạng 3 vào năm 2021 xuống hạng 5 vào năm 2022. Trong xếp hạng đại học năm 2024 của QS, trường tăng một bậc và đứng số 4 với tổng điểm đánh giá 98,3. Dù được đánh giá cao ở các yếu tố về mạng lưới nghiên cứu quốc tế, đầu ra việc làm hay danh tiếng với nhà tuyển dụng, trường lại được cho điểm thấp ở tiêu chí tỷ lệ sinh viên quốc tế và tỷ lệ giảng viên quốc tế, lần lượt là 66,8 và 84,6 điểm. Ảnh: The New Times. |
5. Đại học Stanford (Mỹ): Từ năm 2021, vị trí của Đại học Stanford trên xếp hạng của QS có dấu hiệu giảm. Năm 2021, trường đứng ở vị trí số 2 nhưng năm nay lại đứng hạng 5 và đạt 98,1 điểm đánh giá. Nhìn chung, các trọng số đánh giá của trường được QS chấm rất cao và một số tiêu chí được chấm tuyệt đối. Tuy nhiên, tiêu chí về tỷ lệ sinh viên quốc tế lại khá thấp, chỉ đạt 51,2 điểm. Ảnh: New York Post. |
6. Imperial College London (Anh): Khác với Stanford, Imperial College London lại có dấu hiệu tăng hạng đều trong những năm gần đây. Năm 2020, trường chỉ xếp hạng 9 trong danh sách của QS nhưng đến năm 2023 đã vươn lên hạng 6 và tiếp tục trụ hạng trong danh sách năm 2024. QS chấm cho trường 97,8 điểm, trong đó tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế đạt điểm tối đa. Các tiêu chí còn lại đều đạt trên 90 điểm, riêng phần đầu ra việc làm chỉ đạt 83 điểm. Ảnh: Imperial College London. |
7. Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ (Thụy Sĩ): Sau 2 năm tụt hạng, Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ đã tăng hạng trở lại và xếp ở vị trí thứ 7 trong danh sách đại học hàng đầu thế giới năm 2024. Đây là một trong những ngôi trường được đánh giá hàng đầu về đào tạo khoa học, công nghệ, blockchain. Đặc biệt, thiên tài Vật lý Albert Einstein từng là sinh viên Toán học và Khoa học Tự nhiên của trường (từ năm 1896-1900). Sau đó, ông làm việc 2 năm tại đây với tư cách giáo sư Vật lý lý thuyết. Ảnh: Flickr. |
Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.