Ngôi trường cách mạng hàng đầu của Triều Tiên đào tạo như thế nào?
Thứ sáu, 22/2/2019 06:00 (GMT+7)
06:00 22/2/2019
Trong hai trường cách mạng của Triều Tiên, học sinh học bắn súng, tư tưởng chính trị trong những phòng có mô hình xe tăng.
Năm 1947, trường Cách mạng Mangyongdae được thành lập ở Bình Nhưỡng, làm nơi học tập cho những đứa trẻ mồ côi có cha, mẹ hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng Triều Tiên khỏi Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Trường chỉ nhận học sinh nam. Đến nay, Mangyongdae trở thành ngôi trường hàng đầu Triều Tiên, đào tạo thế hệ lãnh đạo kế cận cho đất nước. Ảnh: AP.
Trường Cách mạng Mangyongdae hoạt động như một trường quân sự. Tại đây, tranh ảnh về vũ khí được treo dọc hành lang. Các lớp học được trang bị vũ khí, xe tăng, mô hình máy bay phản lực. Ảnh: AFP.
Hàng ngày, học sinh học 6 tiết, mỗi tiết kéo dài 45 phút. Hơn một nửa chương trình dạy về tư tưởng và chính trị, gần 1/4 là các môn quân sự. Phần còn lại, học sinh học các môn thông thường. Ảnh: AFP.
Bắn súng là môn học chính. Học sinh trường Mangyongdae học môn này tại trường bắn điện tử. Ảnh: AP.
Hoạt động thể chất được chú trọng và thường diễn ra vào buổi chiều. Các nam sinh rèn luyện thân thể trong phòng tập thể hình hiện đại. Họ cũng có thể chọn học taekwondo. Ảnh: AFP.
Khoảng 1.000 nam sinh Mangyongdae thống nhất về kiểu tóc và trang phục. Họ cắt tóc ngắn, mặc đồng phục kiểu quân sự. Ảnh: AFP.
Năm 1958, trường Cách mạng Kang Pan Sok dành cho nữ sinh được thành lập ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.
Chương trình học cũng tương tự như trường Mangyongdae. Học sinh được tiếp cận tài liệu, thiết bị học tập hiện đại hơn so với mặt bằng chung cả nước. Ảnh: AFP.
Hầu hết học sinh tốt nghiệp từ hai trường Cách mạng Mangyongdae và Kang Pan Sok gia nhập quân đội. Kiến thức, tư tưởng cùng tình hữu nghị họ hình thành và thu nhận trong quá trình học tập góp phần tạo nên sức mạnh quân sự cho đất nước. Ảnh: AFP.
Nhiều ý kiến đề nghị xác định học sư phạm được bố trí công tác, cần bao nhiêu tuyển bấy nhiêu, không phải nghĩ đến xin việc hay "chân trong chân ngoài".
Cô Thanh Sương, giáo viên một trường THCS tại TP.HCM, nhắc lại câu chuyện buồn của cháu mình như lời cảnh tỉnh về áp lực học tập của học sinh hiện nay.
Theo thống kê, cứ 55 phút, Ấn Độ có một học sinh tự tử. Đây là con số đáng báo động về áp lực học tập - gánh nặng mà người trẻ nhiều nước châu Á phải gánh chịu trong 12 năm học.