Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngư dân Sầm Sơn hồ hởi ra khơi sau đối thoại với Bí thư

Ngày 8/3, dù sóng to và sương mù dày đặc, nhiều ngư dân Sầm Sơn (Thanh Hóa) vẫn vươn khơi đánh bắt. Bè mảng về bến đầy ắp trong hồ hởi, phấn chấn của họ.

ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 1
Sáng 8/3, khu vực bãi biển phường Trung Sơn, Quảng Cư và Trường Sơn (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá) có hàng chục chiếc bè, mủng trở về sau nhiều ngày đánh bắt. Tiếng chồng gọi vợ, con gọi mẹ xuống hỗ trợ kéo phương tiện lên bãi pha lẫn nhiều tiếng cười, trò chuyện rôm rả. Ai cũng hồ hởi, phấn chấn, không khí nơi đây khác hẳn hơn chục ngày trước.
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 2
Ngư dân Lê Văn Hiên (49 tuổi, phường Trung Sơn) cho biết, anh cùng con trai ra biển xúc ruốc từ 3h sáng. Đây là chuyến đi biển đầu tiên anh sau hơn 10 ngày không ra khơi. "Sau một mẻ lưới, tôi thu được 1 tạ rưỡi ruốc. Do thời tiết trên biển hôm nay có sóng lớn, sương mù quá dày nên tôi về sớm chứ bình thường đến trưa mới về. Tôi rất vui vì được trở lại với công việc mưu sinh thường nhật" - anh Hiên cười giòn giã nói.
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 3
Các ngư dân Sầm Sơn cho hay, mùa ruốc từ tháng 7 đến tháng 2 Âm lịch. Những ngày này, họ đang xúc những mẻ ruối cuối mùa.
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 4
Những người phụ nữ giúp chồng con khiêng rổ ruốc nặng hàng chục kg lên bờ trong nụ cười rạng rỡ.
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 5
Chị Lê Thị Gái (45 tuổi, phường Trung Sơn) cho hay, giá ruốc hiện có giá 20.000 đồng/kg. "Sáng nay, gia đình tôi thu về được hơn 1 triệu. Bằng số tiền này hằng ngày, vợ chồng tôi tích góp nuôi 4 đứa con ăn học - chị Gái phấn khởi nói. 
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 6
Ngư dân trò chuyện với nhau sau chuyến ra biển đầy vất vả. Họ nhắc lại câu chuyện hơn 10 ngày cương quyết đến UBND tỉnh đấu tranh để đòi được hơn 500 m bãi biển. Và gần nhất là chuyện trong cuộc đối thoại với Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến một ngày trước đó, sáng 7/3. "Mỗi ngày trung bình chúng tôi thu nhập được hơn 1 triệu. Hơn 10 ngày qua, chúng tôi không ra khơi nhưng không hề tiếc. Sau cuộc đối thoại, giờ chúng tôi đã tạm thời yên tâm" - ngư dân Nguyễn Minh Tính (42 tuổi, xã Quảng Cư) chia sẻ. 
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 7
Theo ghi nhận, rạng sáng nay, nhiều bè mủng của ngư dân Sầm Sơn vẫn chưa ra khơi vì thời tiết trên biển có sóng lớn và sương mù. Có nhiều ngư dân nhớ biển, ra bến tàu chuẩn bị rất sớm để đi làm nhưng vì thời tiết nên đành lắc đầu.
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 8
Thay vào đó, họ tranh thủ sửa chữa, bảo dưỡng lại máy móc sau nhiều ngày không hoạt động.
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 9
Ông Lê Đình Khang (55 tuổi) đang "khoác áo mới" cho cabin chiếc bè của gia đình mình. "Hôm nay cũng muốn ra khơi nhưng biển động quá, mà sức tôi lại không còn được như trước. Chờ mai mốt trời yên, biển lặng tôi lại bám biển mưu sinh" - ông Khang vui vẻ nói.
ngu dan Sam Son,  Bi thu Thanh Hoa doi thoai voi ngu dan Sam Son anh 10
Sau một buổi sáng trở về với khoang đầy ắp cá và ruốc, một số ngư dân vẫn quyết định ra biển đánh thêm vài mẻ lưới trong buổi trưa chiều. Những người vợ đẩy bè mủng giúp chồng ra biển cùng hy vọng sẽ có một chuyến ra biển bội thu. 

3 giờ đối thoại với dân Sầm Sơn của Bí thư Thanh Hóa

Cuộc đối thoại liên tục bị đẩy lên cao trào khi người dân nhiều lần không đồng tình với trả lời của Bí thư, khiến người đứng đầu Đảng bộ Thanh Hóa phải tìm cách hóa giải.

Vì sao ngư dân Sầm Sơn tập trung đòi bãi biển?

Với 44 năm kinh nghiệm bám biển Sầm Sơn, ông Tầm cho rằng 2 địa điểm neo đậu tàu thuyền mà UBND tỉnh Thanh Hóa dự tính di dời ngư dân tới có thể “gây nguy hiểm cho bà con”.





Nguyễn Dương

Bạn có thể quan tâm