Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người bệnh tâm thần đầu thú và dấu hiệu oan sai của cả nhà

Lến bệnh tâm thần, không biết đường ra chợ dù gần nhà nhưng cơ quan điều tra cho rằng anh "xin đầu thú" sau một tháng rưỡi xảy ra cái chết của người hàng xóm.

Chiều 15/12, nguồn tin cho biết Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an Sóc Trăng nhận được văn bản đề xuất đình chỉ điều tra đối với vợ chồng ông Phạm Văn Lé - Thạch Thị Xem cùng em trai Phạm Văn Lến (ngụ khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu). Nguyên nhân có đề xuất này do hết thời hạn điều tra nhưng chưa chứng minh được hành vi phạm tội của 3 nghi can.

Cả nhà được tự do vì hết thời hạn điều tra

Ngoài người chồng, vợ với em trai ông Lé cũng được tạm đình chỉ điều tra giết người và không tố giác tội phạm. Gia đình này đã có đơn kêu oan gửi khắp nơi.

Hướng xử lý sắp tới là vợ chồng ông Lé cùng người em được xem xét bồi thường oan sai theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, vụ án sẽ không được đình chỉ mà tiếp tục điều tra để làm rõ ai đã gây ra cái chết cho Lâm Tài Mấu (còn gọi Tài Cột, 40 tuổi). Những thông tin do nhân chứng, hàng xóm của bị hại cung cấp sẽ được phân tích, đánh giá đầy đủ nhằm đảm bảo khách quan.

1
Ông Lé chỉ những vị trí bị chích điện.

Theo tường trình của ông Huỳnh Văn Nam (Bí thư chi bộ kiêm trưởng khóm Biển Dưới) gửi cơ quan cảnh sát điều tra Công an Sóc Trăng chỉ ra 9 mâu thuẫn liên quan đến cái chết của Mấu. Đó là kết luận điều tra với cáo trạng cho rằng Mấu có vết thương hở trên đầu, máu ra đầy mặt nhưng khi khám nghiệm hiện trường thì quần áo nạn nhân không dính máu. Ông Nam trực tiếp kiểm tra cũng không thấy máu vương vãi trước nhà ông Lé đến nơi nạn nhân nằm chết.

"Áo nạn nhân rất sạch trong khi trước đó Mấu bị Lé đánh té xuống đất, nằm vật vạ thì chắc chắn áo rất bẩn. Tôi hỏi người nhà Mấu rằng nạn nhân có ra khỏi nhà trong đêm xảy ra án mạng hay không thì được trả lời không. Tuy nhiên, trước khi chết Mấu đang nhậu với nhiều người, chứng tỏ anh này có ra ngoài", ông Nam cho biết.

Làm rõ người đàn ông khai bị điều tra viên chích điện

Sau 4 tháng được tạm đình chỉ điều tra, ông Lé được nhà chức trách triệu tập để làm rõ lời khai có nội dung bị điều tra viên dùng nhục hình trong quá trình tạm giam.

Hiện dư luận tại nơi xảy ra án mạng cho rằng có thể sau khi nhậu Mấu đã bị ai đó đánh. Sau khi chết, nạn nhân đã được thay đồ, lau sạch máu trên đầu rồi mang bỏ chỗ khác nhằm đánh lạc hướng nhà chức trách.

"Chủ nhà trước nơi Mấu nằm chết kể rằng khi ngủ được 15 phút thì nghe phía trước có tiếng 'hực' rồi tiếp theo là tiếng xe hụ ga phóng đi. Khoảng một giờ sau mọi người nhốn nháo khi phát hiện xác chết", người đứng đầu khóm Biển Dưới trình bày.

2
Dấu hiệu bất bình thường về thần kinh của anh Lến được hàng xóm biết rõ. Kết luận pháp y tâm thần số 77 ngày 18/2/2013 của Viện giám định pháp y tâm thần trung ương - Phân viện phía Nam cũng xác định điều này.

Điều bất ngờ là cả khóm Biển Dưới ai cũng biết em ông Lé là Phạm Văn Lến bị bệnh tâm thần nhưng kết luận điều tra cho rằng ngày 13/9/2012 anh này "đã xin đầu thú và khai nhận có chứng kiến Lé đánh Mấu". Hai ngày sau cảnh sát tạm giữ Lến, đến ngày 23/9/2012 bị khởi tố, tạm giam về hành vi Giết người. Đến 26/7/2013 Lến được chuyển đổi tội danh từ Giết người sang Không tố giác tội phạm.

Đối với ông Lé, sau khi Mấu chết một tuần ông bị mời lên cơ quan điều tra thẩm vấn. Gần một tháng sau bị mời lần nữa rồi nhập viện và được nhà chức trách cho rằng nghi can này dùng móc nhôm phơi quần áo để treo cổ tự tử.

"Tôi khẳng định không tự tử mà thấy cán bộ điều tra cầm roi điện khoảng 5-6 cm rồi có vật gì đó chạm vào phía sau vai khiến tôi ngất xỉu. Khi tỉnh lại thấy nằm trong phòng điều tra, cán bộ tên Quân nói 'mày treo cổ tự tử nằm viện hết 28 ngày' rồi hôm sau bị chuyển giam", ông Lé kể và cho biết có lần cán bộ điều tra tên Hưng mở điện thoại ghi âm, ép nói đi nói lại nội dung: "Tôi có giết người, tôi nhận tội, tôi xin tha"”.

Nhiều thanh niên được tạm ứng tiền bồi thường oan sai

Gần 1 năm bị bắt oan, nhiều thanh niên được thả có hoàn cảnh khó khăn đã làm đơn xin tạm ứng một phần tiền bồi thường.

Theo lời kể của ông Lé thì hoàn toàn phù hợp với thời gian người đàn ông này bị mời lên cơ quan điều tra và không về nhà gần một tháng thì bị bắt khẩn cấp ngày 22/9/2012, ngày 23/9 tạm giữ, sau đó chuyển phòng giam. 

Như vậy có thể thấy ông Lé bị bắt khẩn cấp không phải tại nhà hay bỏ trốn mà là khi vừa tỉnh lại sau thời gian dài nằm viện. Lúc này cũng là thời điểm cơ quan điều tra cho rằng Lến tự đầu thú được 10 ngày.

3
Bà Qưới khẳng định bị cán bộ điều tra mời làm việc rồi giữ lại qua đêm.

Trò chuyện cùng phóng viên, bà Đào Thị Qưới (75 tuổi, mẹ ông Lé) cho biết dù không liên quan gì đến vụ án nhưng có lần bị mời đến phường rồi xe chở lên cơ quan điều tra tận TP Sóc Trăng. Tại đây bà bị giữ 2 ngày 1 đêm, đến đêm thứ 2 thì được đưa về lúc khoảng 20h.

Không chỉ bà Qưới mà một số nhân chứng liên quan khai bị cơ quan điều tra giữ lại quá thời gian quy định. Những lời khai này được trình bày trước HĐXX trong những lần anh em Lé - Lến ra tòa. Hai điều tra viên Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân được HĐXX triệu tập đến phiên xử để làm rõ nhưng cả 2 không có mặt.

Trong lúc xử, nhiều uẩn khúc của vụ án được đưa ra tranh cãi vì trong hồ sơ có hai biên bản thực nghiệm điều tra mâu thuẫn nhau được các luật sư nêu ra tại tòa. Cụ thể, biên bản ngày 7/12/2012 cho rằng có 4 người đánh Mấu. Biên bản ngày 18/6/2013 lại kết luận chỉ một mình ông Lé đánh nạn nhân.

Với nhiều mâu thuẫn và các tình tiết mới phát sinh không thể làm rõ tại tòa, nửa năm trước HĐXX do thẩm phán Tăng Thị Thúy Nga làm chủ tọa đã tuyên hoãn phiên xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Vụ án kéo dài đến nay vẫn chưa có kết quả điều tra mới dù đã hết thời hạn.

Bắt thiếu tá công an dùng nhục hình ở Sóc Trăng

Hơn một tháng tại ngoại điều trị vết thương do ngã xe, thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân (nguyên điều tra viên công an Sóc Trăng) đã bị bắt tạm giam.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm