Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Người chim’ xuất hiện tại hội nghị COP15

Hàng trăm người hôm 10/12 bất chấp nhiệt độ dưới 0 độ C tuần hành trên đường phố Montreal, Canada, nơi tổ chức COP15, nhằm kêu gọi một thỏa thuận mạnh mẽ hơn để bảo vệ thiên nhiên.

Một người mặc trang phục tựa cây cối tham gia tuần hành trong thời gian tổ chức COP15 tại Montreal, Quebec, Canada, ngày 10 /12. Ảnh: Reuters.

Hóa trang trong các bộ trang phục tựa chim chóc, cây cối, tuần lộc,… các nhà hoạt động bày tỏ lo ngại COP15 - hội nghị về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc năm nay - có thể không đáp ứng được tính cấp bách về sự suy thoái đa dạng sinh học, với khoảng một triệu loài thực vật, côn trùng và các loài động vật khác đang bị đe dọa tuyệt chủng, Reuters đưa tin.

Esmeralda Wirtz, một nhà hoạt động đi từ Bỉ đến tham dự hội nghị, cho biết: “Chúng tôi đang tham gia đàm phán, chúng tôi thấy những gì đang xảy ra, và rõ ràng những gì chúng ta làm là chưa đủ so với mong muốn và ưu tiên của chúng tôi. Đó là lý do tôi phải xuống đường hôm nay”.

Các đại biểu từ 193 quốc gia tại hội nghị đang xem xét 24 mục tiêu, bao gồm cắt giảm ô nhiễm và bảo vệ 30% đất và biển của thế giới vào năm 2030.

Oscar Soria, Giám đốc chiến dịch của Avaaz, một phong trào dân sự toàn cầu giúp tổ chức cuộc tuần hành hôm 10/12, nhận xét: “Các chính phủ đã mất quá nhiều năm để đưa ra được thỏa thuận mà chúng ta cần để cứu sự đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta khỏi sự tuyệt chủng”.

Trong khi dự thảo thỏa thuận vẫn đang được đàm phán, ông Soria lo lắng sẽ không có đủ thời gian cho một thỏa thuận đầy tham vọng trước khi hội nghị kết thúc vào ngày 19/12.

“Họ đã biến COP15 thành một cuộc đối đầu”, ông Soria nói.

COP15 anh 1

Đoàn người tuần hành trong thời gian diễn ra COP15 tại Montreal, Quebec, Canada, ngày 10/12. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát cưỡi ngựa, đi xe đạp và đi bộ tuần tra quanh khu vực tuần hành ôn hòa, bắt đầu từ công viên Mont Royal của Montreal đến trung tâm thành phố, nơi COP15 được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 19/12.

Cuộc tuần hành tại Montreal cũng chứng kiến những lời kêu gọi mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là quyền của các nhóm dân tộc bản địa, những người đã làm việc nhiều năm để ngăn chặn sự mất mát của thiên nhiên trên vùng đất của họ.

Arkilaus Kladit, người của bộ lạc Knasaimos-Tehit, đã đến Montreal từ Tây Papua, Indonesia. Đứng trong nhiệt độ -7 độ C vào giữa trưa, ông Kladit nói với Reuters rằng các hoạt động khai thác và xây dựng trái phép đang đe dọa rừng ở quê hương ông.

Bộ trưởng của các quốc gia sẽ tham gia đàm phán vào tuần tới tại Montreal với hy vọng thông qua một thỏa thuận hướng dẫn bảo tồn đến năm 2030 và hơn thế nữa.

8 quyển sách về thế giới tự nhiên

Zing giới thiệu tủ sách về cuộc sống tự nhiên giúp mỗi cá nhân mở rộng tầm nhìn và gợi cảm hứng trong hành trình bảo tồn thiên nhiên, môi trường sống.

Động thái bước ngoặt của các nước giàu

COP27 đã kết thúc với một thỏa thuận mang tính bước ngoặt là thành lập quỹ giúp đỡ các nước nghèo đang bị tàn phá bởi thảm họa khí hậu, nhưng vẫn có những lo ngại xung quanh.

COP27 đạt thỏa thuận lịch sử

Tuy đạt được thỏa thuận thành lập quỹ hỗ trợ các quốc gia nghèo bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, hội nghị COP27 đã không có bước tiến trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm