ffMỗi quốc gia trên thế giới lại có một văn hóa đón năm mới khác nhau. Đầu năm mới, mọi người đều quây quần bên gia đình, tham gia lễ hội và dành cho nhau những lời hỏi thăm, chúc tụng.
Dù là ở các nước phương Tây hay ở châu Á, thời khắc chuyển giao luôn là dịp để mọi người gửi những lời chúc tốt đẹp, với kỳ vọng một năm đầy niềm vui, sức khỏe và thành công.
Các nước phương Tây
Ở các nước nói tiếng Anh như Anh hay Mỹ, "Happy New Year" là câu chúc phổ biến nhất. Người ta thường chúc nhau năm mới vui vẻ và nâng ly với lời chúc "Cheer" hay "Best wish for you".
Ở Pháp, người ta dùng "Bonne année" để chúc mừng năm mới. Còn khi cùng nâng ly để chung vui cùng nhau, họ sẽ hô vang "tchin-tchin" hoặc dùng "à la votre". Một điều cần lưu ý là khi nói lời chúc hãy nhìn vào mắt mọi người, nếu không đó sẽ bị coi là một điều xui xẻo.
Mọi người đều dành lời chúc tốt đẹp cho nhau vào đầu năm mới. Ảnh: |
Người Đức chúc mừng năm mới bằng câu "frohes neues Jahr". Họ cũng dùng "Ich wünsche euch ein frohes neues Jahr" để cầu mong một năm nhiều niềm vui. Câu "Glück, Gesundheit und Erfolg sollen Euch stets begleiten" với ngụ ý thành công và may mắn luôn đồng hành cùng bạn.
Ở Hà Lan, mọi người có xu hướng ra ngoài đón Giao thừa. "Gelukkig nieuwjaar" là câu chúc mừng năm mới phổ biến nhất ở quốc gia này. Người ta cũng dùng "Beste wensen" với ý nghĩa gửi đến bạn những điều ước tốt đẹp nhất, hoặc "Fijn uiteinde" với mong muốn năm mới suôn sẻ.
Các quốc gia châu Á
"Akemashite omedetou gozaimasu" (Chúc mừng năm mới) là câu chúc phổ biến nhất mà người Nhật Bản dành cho nhau vào dịp đầu năm mới.
Trước khi bước qua thời khắc năm mới, mọi người thường dùng lời chúc: "Yoi otoshi o" - với ý nghĩa mong bạn có một năm mới tốt lành.
Giống như trong các nền văn hóa khác, Tết cũng là dịp mà người Nhật dành cho nhau những lời cầu mong về một năm mới có nhiều sức khỏe, công việc thuận lợi và tài lộc dồi dào.
Người dân xứ Phù Tang nói "Minasama no gokenkou o oinori moushiagemasu" với ý nghĩa mong mọi người có nhiều sức khỏe. Câu "Subete ga junchou ni ikimasu youni" dùng để bày tỏ hy vọng một năm mới thuận lợi sẽ đến.
"Sakunen wa taihen osewa ni nari arigatou gozaimashita" là để cảm ơn vì sự giúp đỡ mà bạn nhận được từ đối phương trong suốt một năm qua, còn "Honnen mo douzo yoroshiku onegaishimasu" nghĩa là mong sẽ tiếp tục được giúp đỡ trong năm mới.
Người dân các nước châu Á thường dành lời chúc sức khỏe, tiền tài vào năm mới. |
Hàn Quốc cũng là một trong những nước có truyền thống đón Tết Âm lịch. Đây là dịp gia đình, người thân và bạn bè gặp gỡ, trao cho nhau những câu chúc về một năm mới tốt lành.
Câu chúc phổ biến nhất ở Hàn Quốc là "Sae-hae-bok-mani-ba-teu-se-yo". Dịch theo nghĩa đen của câu này có nghĩa "Năm mới hãy nhận thật nhiều phúc nhé!". Nó cũng mang ý nghĩa tương tự câu "Chúc năm mới an khang, thịnh vượng" của Việt Nam.
Ngoài ra, người Hàn Quốc còn chúc năm mới phát tài bằng câu "Sae-hae-e bu-ja-dwoe-se-yo", hay "Geon-gang-gwa haeng-uni ham-kke ha-si-gil gi-won-ham-ni-ta" với mong muốn về sức khỏe và may mắn.
Để chúc ai đó công việc thuận lợi, người Hàn dùng câu "Sae-hae-e mo-deun sa-eope seong-gong-ha-sip-si-o".
Câu chúc năm mới phản ánh kỳ vọng và niềm tin phổ biến trong một nền văn hóa. Ảnh: Rodnae Productions/ Pexels. |
Dịp Tết ở Trung Quốc, ngoài những lời chúc về sức khỏe và tài lộc, người ta thường chúc nhau buông bỏ những nỗi buồn và tiếc nuối của năm cũ, cố gắng hơn nữa cho một tương lai tốt đẹp.
Trong đó, "xin nian kuai le" (Chúc mừng năm mới) và "Zhu ni Gongxi facai" (Cung hỷ phát tài) là những câu chúc phổ biến nhất khi gặp gỡ nhau dịp đầu năm.
"Jide xiang qian kan, bie lan zai guoqu he meng li" là lời chúc mang hàm ý mong muốn đối phương lạc quan vào tương lai, đừng lạc mãi trong những nỗi buồn và tiếc nuối của quá khứ.
'Giải oan' cho Gen Z
Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.