Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông 20 năm ngồi xe lăn cắt tóc dạo

Dù không đi lại được, đôi tay thì co quắp nhưng gần 20 năm nay, ông Tý vẫn vượt qua sự đau đớn về thể xác, di chuyển trên chiếc xe lăn cắt tóc dạo mưu sinh.

Hình ảnh người đàn ông ngồi xe lăn cắt tóc ở bất kỳ đâu trên khắp ngõ hẻm đã trở nên quá quen thuộc với người dân xã Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) gần 20 năm qua.
Hình ảnh người đàn ông ngồi xe lăn cắt tóc trên khắp ngõ hẻm đã trở nên quen thuộc với người dân xã Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) gần 20 năm qua.
 Ông là Lê Quang Tý (55 tuổi), ở thôn 2, xã Hoằng Quang.
Đó là ông Lê Quang Tý (55 tuổi), ở thôn 2 của xã.
Ông Tý bị tàn tật từ năm 10 tuổi. Hồi ấy, sau một cơn sốt cao, chân tay Tý bị rút cơ, co quắp. Nhà nghèo, gia đình không đủ sức chạy chữa kịp thời nên Tý phải chịu cảnh “ngồi góc giường”, việc học cũng đành bỏ dỡ.
Ông Tý bị tàn tật từ năm lên 10 sau cơn sốt cao, chân tay bị rút cơ, co quắp. Nhà nghèo, gia đình không đủ sức chạy chữa kịp thời nên ông phải chịu cảnh tàn tật, việc học cũng đành bỏ dở.
Vượt lên số phận, Tý vượt qua đau đớn bệnh tật, tập làm quen việc nhà phụ giúp bố mẹ. Dù chỉ ngồi một nơi, nhưng ông vẫn làm được việc đan lưới, đóng gạch. Năm 32 tuổi, duyên số cho ông gặp bà Vũ Thị Sỉu (55 tuổi) rồi nên duyên vợi chồng. Ông bà có với nhau hai người con gái, đều đã nghỉ học đi làm thêm.
Cậu bé Tý vượt qua đau đớn bệnh tật, tập làm quen việc nhà phụ giúp bố mẹ. Dù chỉ ngồi một nơi, nhưng Tý vẫn làm được việc đan lưới, đóng gạch. Năm 32 tuổi, duyên số cho người này gặp bà Vũ Thị Sỉu (hiện 55 tuổi) rồi nên duyên vợi chồng. Vợ chồng có với nhau hai người con gái, đều đã nghỉ học để đi làm.
Thương vợ con vất vả, ông trăn trở và quyết định học nghề cắt tóc để kiếm thêm thu nhập. “Ban đầu tôi cắt cho vài cháu nhỏ trong xóm không lấy tiền, vừa giúp các cháu, vừa luyện nghề. Những ngày đầu tập rất khó vì tay tôi bị co cắp từ nhỏ, cầm kéo rất đau nhức”, ông Tý nhớ lại.
Thương vợ con vất vả, ông trăn trở và quyết định học nghề cắt tóc để kiếm thêm thu nhập. “Ban đầu tôi cắt cho vài cháu nhỏ trong xóm không lấy tiền, vừa luyện tay nghề. Những ngày đầu tập rất khó vì tay tôi bị co quắp, cầm kéo rất đau nhức”, ông Tý nhớ lại.
Luyện mãi rồi tay nghề ông cũng thuần thục. 7h sáng mỗi ngày, sau khi ăn lót dạ củ khoai hay bát cơm nguội, ông điều khiển xe lăn đi khắp con đường, ngõ hẻm để cắt tóc dạo. Trong ảnh, vì con dốc đê làng cao, ông phải nhờ hàng xóm trợ giúp đẩy chiếc xe lăn mới lên được tuyến đường chính của xã.
Luyện mãi rồi tay nghề cũng thuần thục. 7h mỗi ngày, sau khi ăn lót dạ củ khoai hay bát cơm nguội, ông điều khiển xe lăn đi khắp con đường, ngõ hẻm để cắt tóc dạo. Trong ảnh, vì con dốc đê làng cao, ông phải nhờ hàng xóm đẩy chiếc xe lăn mới lên được tuyến đường chính của xã.
“Quán cắt tóc” di động của ông Tý dừng lại bất kỳ đâu, bóng mát cây xanh, đầu ngõ, đê làng, hay trong sân nhà khách hàng.
“Quán cắt tóc” di động của ông Tý dừng lại bất kỳ đâu, bóng mát cây xanh, đầu ngõ, đê làng, hay trong sân nhà khách hàng.
Những năm gần đây, vợ đau ốm triền miên nên việc mưu sinh cho cả nhà đành trông chờ vào ông và hai người con.
Ông Lê Quang Trường (60 tuổi), khách hàng quen của ông Tý cho biết, mỗi khi tóc tốt, ông không phải bỏ công đi ra tiệm. “Nghe tiếng nhạc quen thuộc phát ra từ chiếc xe lăn từ đầu ngõ là tôi biết ông Tý đến. Lão này bị tật mà có tài, cắt không thua kém thợ chuyên nghiệp đâu”, ông Trường chia sẻ. Những năm gần đây, vợ đau ốm triền miên nên việc kiếm tiền nuôi cả nhà trông chờ vào ông và 2 người con.
Mỗi ngày ông Tý kiếm được 40.000 - 60.000. Số tiền này ông tằn tiện, tích góp hàng tháng lo cơm nước, thuốc thang cho vợ chữa bệnh.
Mỗi ngày ông Tý kiếm được 40.000 - 60.000 đồng. Số tiền này ông tằn tiện, tích cóp lo cơm nước, thuốc thang cho vợ chữa bệnh.

Nguyễn Dương

Bạn có thể quan tâm