Bệnh nhân may mắn được vi phẫu nối thành công hai cẳng tay sau tai nạn hy hữu. Ảnh: Duy Hiệu. |
Trong lúc ông N.V.H. (43 tuổi, ngụ Long An) đang sửa máy cắt sắt, một đồng nghiệp khác bất ngờ khởi động máy. Chiếc máy đã cắt đứt lìa hai cẳng tay của người đàn ông.
Ngay lập tức, ông H. được đồng nghiệp và y tế cơ quan sơ cứu, sau đó đưa thẳng đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM.
Theo thông tin từ bệnh viện, thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc mất máu. Ê-kíp cấp cứu nhanh chóng xử trí vừa hồi sức, truyền máu, thở oxy, kháng sinh chống nhiễm trùng và chuyển khẩn nạn nhân vào phòng mổ.
Phẫu thuật viên chính là bác sĩ chuyên khoa II Văn Tiến Chương, khoa Vi phẫu Tạo hình, cho biết bệnh nhân được phẫu thuật (cả hai tay) trong vòng liên tục 5 giờ, bao gồm kết hợp xương cẳng tay; khâu nối gân cơ gấp và cơ duỗi các ngón tay, gấp cổ tay. Ngoài ra, bệnh nhân còn được vi phẫu nối các bó mạch thần kinh, khâu tĩnh mạch.
Một ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, sinh hiệu ổn. Điều kỳ diệu là hai bàn tay có dấu hiệu sự sống, ngón tay hồng ấm.
Theo đại diện bệnh viện, đây là trường hợp hy hữu do sơ suất mà hậu quả dẫn đến đứt lìa 2 cẳng tay. May mắn, bệnh nhân được 3 bác sĩ chuyên về vi phẫu phối hợp để khâu nối, cứu sống hai bàn tay.
Hiện tại, các bác sĩ cho biết còn quá sớm để nói đến sự thành công của ca mổ. Những ngày kế tiếp, bệnh nhân cần tiếp tục được hồi sức, truyền dịch, kháng sinh, theo dõi vấn đề sống của bàn tay, ngón tay, vấn đề nhiễm trùng, hoại tử cơ...
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.