Bệnh nhân được tiên lượng rất nặng khi nhập viện. Ảnh: BVCC. |
Ông H.X.P. (53 tuổi, ở Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây sau cơn đau đầu dữ dội, mờ mắt đột ngột.
Người đàn ông vào viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn nhiều. Kết quả chụp CT và xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết cuống não. Ngoài ra, ông P. còn có nhiều bệnh nền, tiên lượng rất nặng nên gia đình xin chuyển lên tuyến trên.
Tại một bệnh viện tuyến trung ương, các bác sĩ cũng tiên lượng người bệnh rất nặng, có thể không qua khỏi bất cứ lúc nào nên giải thích gia đình cho về tuyến dưới điều trị tiếp.
Bệnh nhân được nhập viện vào khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây lần 2 trong tình trạng hôn mê, thở máy, liệt hoàn toàn 1/2 người trái. Hình ảnh chụp MRI cho thấy não bị giãn kèm tụ máu trong, túi phình động mạch cảnh trong trái đoạn siphone. Ông được chẩn đoán chảy máu cuống não phải, viêm phổi trên nền bệnh xơ gan, viêm gan B, rối loạn đông máu.
Bệnh nhân được hồi sức và điều trị tích cực, kèm chăm sóc đặc biệt kèm tập vận động phục hồi chức năng. May mắn, sau 45 ngày điều trị , ông P. đã hồi phục hoàn toàn, giao tiếp tốt, đi lại vận động tốt, ăn uống tốt, các chức năng được duy trì trong chỉ số ổn định.
Bác sĩ chuyên khoa I Đào Ngọc Linh, người trực tiếp cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, cho hay: Đột quỵ xuất huyết não có tỷ lệ không qua khỏi và tàn phế rất cao. Do đó, khi thấy người thân có các triệu chứng như đau đầu dữ dội kèm theo buồn nôn, nôn, co giật, rối loạn ý thức, mọi người cần đưa ngay đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ để xử trí kịp thời, tránh những nguy cơ đáng tiếc.
Xuất huyết não trước đây chủ yếu gặp ở nhóm người cao tuổi (độ tuổi trung bình là 50-70 tuổi), thường có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhất là những người không điều trị liên tục hàng ngày.
Tuy nhiên, hiện nay, đột quỵ (cả nhồi máu não và xuất huyết não) đang gia tăng ở người trẻ. Việc đi khám định kỳ và tầm soát đột quỵ ít nhất 6 tháng/lần để biết tình hình sức khỏe của bản thân là rất cần thiết.
Những người có nguy cơ đột quỵ cao bao gồm người bị dị dạng mạch máu não, phình/hẹp tắc động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu, người có bệnh lý về gan, u não, có tiền sử béo phì, cholesterol trong máu cao, xơ vữa động mạch… nên tiến hành tầm soát nguy cơ đột quỵ.
Người trẻ nếu thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau đầu, dù chỉ là đau đầu thoáng qua, cũng không nên chủ quan. Nếu đột quỵ xuất huyết não xảy ra, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ không qua khỏi hoặc tàn phế vĩnh viễn.
Sách hay về tình yêu
Đã có nhiều sách, tác phẩm viết về tình yêu - câu chuyện của trái tim ấm nóng, thứ tình cảm thường được cho là phức tạp. Dưới “cái đầu lạnh” của những lý thuyết triết học, góc nhìn tâm lý học, tình yêu hiện lên sáng rõ nhưng cũng không thiếu cảm xúc.
Nghệ thuật yêu của nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đến nay, cuốn sách được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Nó vừa là công trình nghiên cứu lý thuyết, vừa là cuốn sách tâm tình, gợi mở bạn đọc hiểu về bản chất của yêu.