Sáng 1/2, nhiều người dân ở thủ đô đi thả cá chép nhân ngày tết Táo quân. Kèm theo cá là tro rác và túi nylon vứt khắp nơi.
|
Sáng 1/2, nhiều người dân ở Hà Nội nối đuôi nhau đi thả cá chép tiễn Táo quân chầu trời.
|
|
Chị Thu (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) lên trên cầu "thả" cá sau khi thắp hương cúng Táo quân. |
|
Có rất nhiều cách thả cá của người dân như quăng, ném, hắt... kèm theo cả tro rác. |
|
Một con cá khi rơi xuống nước vẫn nguyên bọc nylon. |
|
Người phụ nữ này ném cả tro bụi và hàng loạt túi nilon xuống sông Hồng. Chị cho biết, năm nào cũng ra cầu Chương Dương để thả cá chép. |
|
Những đồ vật bày biện trên ban thờ nhân dịp này cũng được nhiều người vứt bỏ. |
|
Nhiều thời điểm, trên cầu xuất hiện cảnh chen lấn, thi nhau xả rác. |
|
Túi nilon bay khắp nơi bám vào thành cầu. |
|
Ném tro bụi, tàn hương xuống mặt sông Hồng. |
|
Ven hồ Tây (đoạn giao với đường Thụy Khê) sáng nay cũng xuất hiện nhiều rác trên mặt nước. |
|
Mặt nước bẩn thỉu khiến nhiều loại cá chết trên mặt nước hồ Tây. |
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.
Ngoài ý nghĩa là “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.