Cuối năm, nhu cầu hoàn thiện nhà cửa tăng cao, câu hỏi các kiến trúc sư (KTS) nhận là được nhiều nhất là “làm sao để tối ưu chi phí sơn?”. Dù xây mới hay sửa cũ, tiền mua sơn và thuê thợ đều tiêu tốn hàng chục triệu đồng, chưa kể còn phát sinh ngoài dự toán. Song, việc tối ưu ngân sách không khó nếu gia chủ nằm lòng bí quyết từ người trong nghề.
Tối ưu chi phí sơn trên lý thuyết và thực tế
Hơn 10 năm làm việc, KTS Nguyễn Nam - Giám đốc thiết kế tại Biscons Eco - nhận thấy, hầu hết gia chủ gặp vấn đề chi phí sơn thực tế vượt 10-20% dự kiến. Vì vậy, mua sơn rẻ nhưng lại đắt hơn tương đối so với sơn cao cấp. Lý do chủ yếu đến từ việc chỉ quan tâm đến giá trên đầu thùng sơn, mà bỏ qua 2 yếu tố quan trọng: Độ phủ sơn - quyết định giá sơn trên mỗi m2 tường và dung tích thực - quyết định giá thực tế mỗi lít sơn.
Tham khảo kinh nghiệm từ chuyên gia có thể giúp gia chủ tránh được “bẫy giá” khi sơn nhà. |
Về độ phủ, KTS Nguyễn Nam lý giải: “Thoạt nhìn, giá sơn cao cấp có thể cao hơn so với các loại thông thường, song độ phủ mới là thông số cần đem ra đối chiếu. Độ phủ càng cao, bạn càng cần ít sơn để hoàn thiện mỗi m2 tường. Với một số hãng sơn cao cấp, độ phủ đạt đến 12-16 m2/lít, trong khi nhiều dòng sơn giá rẻ hơn chỉ đạt 6-8 m2/lít. Như vậy, sơn cao cấp đắt hơn, nhưng xét về hiệu quả sử dụng, chi phí thực sự trên mỗi m2 lại rất cạnh tranh”.
Gia chủ cũng thường bỏ qua chênh lệch giữa dung tích bao bì và thể tích thực tế, trong khi điều này tạo khác biệt lớn nếu quy ra giá trị thực của mỗi lít sơn. Theo KTS Nguyễn Nam, nhiều người mua đủ sơn theo định mức bao bì nhưng chưa thi công xong đã hết sơn, dẫn đến phát sinh chi phí. Có thể họ mua phải sơn có thể tích thực thấp hơn so với dung tích bao bì.
Gia chủ cần quan tâm đến độ phủ và dung tích thực nếu muốn tối ưu chi phí sơn nhà. |
KTS Kiều Quang Đạo - CEO của Kiến trúc Panora - cũng nhấn mạnh độ phủ và dung tích thực là 2 tiêu chí hàng đầu, để chi phí sơn sát với dự toán. Chia sẻ về một công trình tổng diện tích khoảng 400 m2 (căn nhà 1 trệt 2 lầu, mặt sàn 4x15 m) gần đây, anh đưa ra cách so sánh các loại sơn để gia chủ có quyết định lợi hơn.
“Nếu dùng sơn ngoại thất cao cấp - cụ thể là Dulux với độ phủ 13 m2/lít/lớp và thi công sơn 2 lớp, công trình cần 60 lít sơn - tức 4 thùng Dulux 15 lít đúng chuẩn công bố, gia chủ mất hơn 15 triệu đồng cho sơn tốt bậc nhất trên thị trường. Nếu chọn loại sơn khác rẻ hơn vài trăm nghìn đồng mỗi thùng, nhưng độ phủ thấp hơn, khoảng 10 m2/lít/lớp và dung tích thực 13,5 lít, tổng chi phí mua sơn có thể đội lên hàng triệu đồng”, KTS Kiều Đạo phân tích.
Tối ưu chi phí ngắn hạn và dài hạn
KTS Hoàng Sơn - CEO của Yên Architecture - cũng khuyến nghị gia chủ ưu tiên chọn sơn cao cấp, bởi chênh lệch chi phí không quá nhiều, tối ưu cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Anh quan niệm “nhà là khoản đầu tư lớn” và “sơn là khoản bảo hiểm” đáng mua. Do đó, việc tối ưu chi phí sơn nhà không chỉ cho năm đầu thi công, mà cần nhìn nhận xa hơn cho 10-20 năm sau.
CEO Yên Architecture chia sẻ về công trình nhà ở đậm chất bản địa mà anh tâm huyết, sắp hoàn thiện ở Cẩm An (Hội An, Quảng Nam). Ngoài tính thẩm mỹ và công năng, độ bền của vật liệu là yếu tố được đặt lên hàng đầu vì tính chất đặc thù của thời tiết miền Trung.
Lựa chọn sơn chất lượng có thể giúp gia chủ tiết kiệm chi phí bảo dưỡng sau này. |
“Ở miền Trung, khoảng tháng 6 là đỉnh điểm của nắng và gió Lào, nhiệt độ có thể trên 40 độ C và tháng 10 mưa liên tục nhiều khi kéo dài nửa tháng. Do đó, việc lựa chọn vật liệu hoàn thiện với tôi rất quan trọng, đặc biệt là sơn nước. Rút kinh nghiệm từ nhiều công trình trước, căn này tôi tư vấn chủ nhà dùng Dulux Weathershield để đảm bảo lớp màu bền đẹp và chịu được thời tiết vùng biển khắc nghiệt”, KTS Hoàng Sơn cho biết.
Đầu tư vào sơn chất lượng cao giúp giảm rủi ro sửa chữa hoặc sơn lại sau vài năm, tối ưu chi phí vòng đời lên đến 10-20 năm cho căn nhà. Ở khía cạnh khác, KTS Hoàng Sơn ưu tiên sơn cao cấp vì độ an toàn với sức khoẻ và thân thiện với môi trường. Cụ thể với sơn Dulux, các sản phẩm có hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thấp và đạt chứng nhận uy tín của Hội đồng công trình xanh Singapore (SGBC), nên được đông đảo kiến trúc sư tin dùng.