Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dưới 16 tuổi đốt pháo dịp Tết có bị xử phạt?

Ở một số địa phương, tôi thấy nhiều người trong độ tuổi trẻ em thường đốt pháo nổ dịp Tết. Vậy cơ quan chức năng xử lý ra sao đối với những trường hợp này?

Trả lời thắc mắc của độc giả, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Đoàn luật sư Hà Nội), cho biết Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu vi phạm với lỗi cố ý sẽ bị xử phạt, nhưng chỉ áp dụng hình thức phạt hành chính.

Bên cạnh đó, Điều 134 của luật này bổ sung thêm nội dung người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu vi phạm hành chính thì không bị áp dụng hình phạt tiền, chỉ có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo.

Như vậy, luật sư cho rằng người trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sử dụng pháo nổ sẽ bị coi là vi phạm và bị xử phạt cảnh cáo.

Dot phao no dip Tet anh 1

Hành vi sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán pháo nổ đều phạm pháp. Ảnh minh họa: T.K.

Trong trường hợp người từ đủ 16 tuổi trở lên đốt pháo nổ trái phép, theo quy định tại khoản 2, Điều 10 Nghị định 167/2013, sẽ bị phạt tiền ở mức 1-2 triệu đồng.

Thậm chí, nếu hành vi đốt pháo nổ để lại hậu quả nguy hiểm như làm bỏng hay gây thương tích cho người khác, gây mất trật tự công cộng thì sẽ bị xử lý hình sự.

Nhấn mạnh dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu tình trạng đốt pháo nổ diễn ra phổ biến, luật sư cho rằng người trong độ tuổi trẻ em và vị thành niên dễ bị kích động, xúi giục, lôi kéo vào việc sử dụng pháo.

Do đó, luật sư khuyến cáo phụ huynh cần giám sát con cái trong dịp Tết cổ truyền để kịp thời ngăn chặn những hậu quả do hành vi sử dụng pháo nổ gây ra.

Dẫn Nghị định 137/2020 về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1, luật sư cho biết Chính phủ đã phân định rõ pháo hoa nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ.

Pháo hoa nổ là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây ra tiếng rít, tiếng nổ, hiệu ứng màu sắc trong không gian. Các trường hợp sử dụng loại pháo này phải được Thủ tướng hoặc chính quyền các địa phương cho phép. Loại pháo hoa này được sử dụng vào các ngày lễ lớn và ngày hội văn hóa mang tầm quốc tế.

Loại pháo hoa có đặc tính tương đương nhưng không gây ra tiếng nổ thì người dân được phép sử dụng trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

Nam sinh lớp 8 tử vong khi tự chế pháo nổ

Lãnh đạo địa phương cho biết vụ nổ xảy ra khi thiếu niên 14 tuổi đang tự chế pháo nổ để đốt dịp Tết. Nạn nhân bị thương nặng và tử vong sau đó.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm