Số liệu của BofA cho biết yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đang tăng 40% ở nhóm có mức lương cao nhất. |
Dữ liệu từ Viện Ngân hàng Mỹ được công bố vào ngày 10/5 cho thấy tốc độ tăng lương của các gia đình kiếm được hơn 125.000 USD/năm đang chậm lại so với những hộ có thu nhập thấp hơn.
Xu hướng tiêu dùng cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Kể từ đầu năm 2023, chi tiêu tùy ý của những người có mức lương cao với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thuộc Bank of America (BofA) đang xếp sau nhóm còn lại, theo Yahoo News.
Điều đó minh chứng cho việc giới nhà giàu ở xứ cờ hoa không còn dễ dàng kiếm tiền hoặc có tài chính mạnh như trước đây.
Ngân hàng lớn thứ 2 lập luận rằng 40% hộ dân có thu nhập cao nhất đang chiếm hơn 60% tổng mức tiêu xài của người tiêu dùng.
“Sự suy thoái của thị trường lao động có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, nó đang bắt đầu hạ nhiệt, vì vậy có thể sẽ mất một thời gian trước khi có các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức chi xuất hiện”, BofA viết trong một lưu ý cho khách hàng.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, Bank of America cho biết yêu cầu trợ cấp không có việc làm đang tăng 40% ở nhóm thu nhập cao so với cùng kỳ năm 2022 - gấp hơn 5 lần tỷ lệ của những người có mức lương thấp.
Trong lĩnh vực bán lẻ, thời trang cao cấp là một trong những mặt hàng lao đao nhiều nhất, giảm 15% so với năm ngoái. Còn với ngành dịch vụ, chỗ ở giảm hơn 3% trong khi sức chi tại các hãng hàng không tụt xuống 4,5%.
Số dư tiết kiệm tại Bank of America vẫn cao hơn 40% khi đối chiếu với mức trước đại dịch, nhưng xu hướng chi tiêu đã chậm lại.
Sức chi của các hộ gia đình giàu có đang giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: New York Times. |
Doanh số bán hàng giảm gấp đôi so với những gì các nhà phân tích đã dự đoán vào tháng 3/2023. Một số chuyên gia kinh tế nhận định bức tranh tổng thể sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
“Dữ liệu hàng tháng cho thấy sức mua của người tiêu dùng đã mất đà trong vài tháng qua. Hơn nữa, họ ngày càng phụ thuộc vào tín dụng và dự trữ tiền mặt để trang trải cho việc mua sắm. Theo quan điểm của chúng tôi, những yếu tố này không bền vững”, Jay Bryson, nhà kinh tế trưởng của Wells Fargo, nói.
Một số thương hiệu lớn tại xứ cờ hoa cũng đưa ra những cảnh báo tương tự trong thống kê của họ.
Chẳng hạn, Amazon nhận thấy xu hướng chi tiêu thận trọng. Công ty 3M tìm ra điểm yếu trong thị trường hướng tới người tiêu dùng. Nhìn chung, triển vọng về nền kinh tế đang khá ảm đạm.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ ngày 10/5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái - thấp nhất trong 2 năm qua và giảm đáng kể so với mức tăng 9,1% vào tháng 6/2022.
Theo các nhà phân tích, người dân Mỹ không còn quá ám ảnh về lạm phát, dù vẫn quan tâm tới vấn đề này hơn trước đại dịch.
Đây thực chất không phải là tín hiệu tốt và thậm chí có thể là tin xấu, bởi điều này có nghĩa là họ đã quen với giá cả cao.
Nếu ngày càng nhiều người nghĩ tăng giá là điều tất nhiên, lạm phát rất khó giảm xuống.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.