Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người giàu Nhật đổ tiền vào xe sang, hàng hiệu trong mùa dịch

Không thể du lịch nước ngoài do dịch bệnh, nhiều người giàu có tại Nhật Bản mua xe sang, đồ hiệu hay đầu tư thêm vào việc học cho con cái.

Theo số liệu điều tra dân số quốc gia năm 2015, Nhật Bản có 53,33 triệu hộ gia đình, Japan Times đưa tin.

Ba năm sau, theo Nomura Research, 1,27 triệu hộ gia đình trong số này có thể coi là "giàu có", được định nghĩa là những người có các loại tài sản (chẳng hạn như tiết kiệm, chứng khoán và các khoản đầu tư khác) trên 100 triệu yen (950.000 USD).

Có ít tài sản hơn một chút, 3,22 triệu hộ gia đình, được gọi là "bán giàu" với tài sản từ 50 triệu đến 100 triệu yen (477.000 USD đến 950.000 USD). Dưới họ là phân khúc khá giả gồm 7,2 triệu hộ gia đình, sở hữu tài sản từ 30 triệu đến 50 triệu yen (286.000 USD đến 477.000 USD).

Do dịch bệnh, cách tiêu tiền của người giàu xứ phù tang cũng thay đổi ít nhiều. Theo Sunday Mainichi, điều dễ dàng quan sát được là doanh số bán ra tăng lên của các dòng xe sang. Quản lý của L'Operaio Setagaya, một đại lý xe ở khu dân cư lớn nhất Tokyo, cho biết doanh số bán hàng đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

nguoi giau Nhat Ban mua dich anh 1

Doanh số bán các mặt hàng xa xỉ, xe hơi ở Nhật Bản tăng trong mùa dịch.

“Chúng tôi đã bán được nhiều xe thuộc các thương hiệu như Porsche, Mercedes-Benz và Maserati", giám đốc công ty Tsubasa Kubo cho biết. Không chỉ vậy, thị phần bán hàng của các mẫu xe có giá trên 10 triệu yen (95.000 USD) cũng tăng từ 18% lên 25% trong năm nay.

Ông Kubo cho rằng vì việc du lịch nước ngoài gần như trở nên bất khả thi do dịch Covid-19, nhiều người đã chuyển hướng chi tiêu sang việc tậu những chiếc xe mới.

Không chỉ những người giàu ở Tokyo trở nên hào phóng hơn trong mùa dịch. Theo Nikkei Shimbun, trong một chiến dịch bán hàng giữa mùa hè tại chi nhánh Kohrinbo của công ty bách hóa Daiwa ở Kanazawa, tỉnh Ishikawa, ​​doanh số bán các mặt hàng của Louis Vuitton, Tiffany và các thương hiệu cao cấp khác cũng tăng lên 20-30% so với năm ngoái.

“Có ít cơ hội ra ngoài hơn, nhiều người bắt đầu đổ tiền vào các mặt hàng chất lượng cao có giá trị đầu tư. Gần đây, các chương trình khuyến mãi nhắm đến nhóm khách hàng cao cấp cũng được đẩy mạnh. Tôi nghe nói rằng doanh số bán quần áo, đồ trang sức và đồng hồ trong nước đã phục hồi về mức bình thường", Naomi Mano, chủ tịch công ty tư vấn Luxurique, cho biết.

Bên cạnh đó, việc các trường học đóng cửa do đại dịch cũng thúc đẩy những người giàu có chi tiêu nhiều hơn cho việc học của con cái. Nhiều người không ngại chi thêm tiền cho tài liệu giáo dục hoặc máy tính bảng để hỗ trợ việc học ở nhà của con mình.

Các cặp mới cưới ở Nhật Bản được tặng tiền

Nằm trong chương trình khuyến khích kết hôn, các cặp nên vợ chồng từ tháng 4 năm sau có thể nhận được tới 600.000 yen (5.700 USD) để trang trải tiền thuê nhà và các chi phí khác.

Mai An

Bạn có thể quan tâm