Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người khiếm thị mất việc, mắc kẹt ở Hà Nội cầu cứu

Nhờ chị Lê Nhuệ kết nối giúp, khoảng 30 người khiếm thị mất việc, gặp khó khăn tại Hà Nội đã được một số mạnh thường quân hỗ trợ nhu yếu phẩm.

Chia sẻ với Zing, chị Nhuệ (ngụ Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết ban đầu, chị chỉ định đăng một số bài viết kêu gọi hỗ trợ giúp một người bạn khiếm thị sống tại phường Văn Chương vào ngày 7/8.

Sau khi được giúp đỡ, chị nghĩ rằng nhiều trường hợp người khiếm thị khác trên địa bàn thành phố cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự do dịch bệnh song không phải ai cũng nhận được giúp đỡ kịp thời hay biết cách kêu gọi hỗ trợ.

Vì vậy, chị lên một số hội nhóm dành cho người khiếm thị trên mạng xã hội, xin thông tin, địa chỉ của các trường hợp khó khăn. Sau đó, chị kết nối họ với những nhà hảo tâm, mạnh thường quân đang làm công tác thiện nguyện tại Hà Nội.

"Khoảng 2 tháng nay, khi dịch bệnh bùng phát, cuộc sống của nhiều người khiếm thị tôi biết rất chật vật, mất nguồn thu nhập vì các cơ sở tẩm quất họ làm việc phải đóng cửa. Khi thành phố giãn cách, tình hình càng tệ hơn", chị cho biết.

Nhờ chị Nhuệ kết nối, khoảng 30 trường hợp người khiếm thị ở các quận Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa hay Long Biên đã nhận được sự giúp đỡ kịp thời. Các phần quà chủ yếu là thực phẩm như gạo, nước mắm, rau củ, trứng...

"Phần lớn người lao động khiếm thị tôi biết đều là người ngoại tỉnh, không có hộ khẩu nên gặp khó trong việc xin hỗ trợ ở khu vực sinh sống. Phía hội người mù cũng không thể giúp hết 100% thành viên được".

nguoi khiem thi cau cuu anh 4

Nhiều người khiếm thị rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi dịch bệnh bùng phát.

Chị Lương Thị Hải Yến, chủ cơ sở tẩm quất khiếm thị tại Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), là một trong những trường hợp nhận được nhu yếu phẩm qua sự kết nối của chị Nhuệ.

Từ đầu tháng 5, quán của chị đã phải ngừng hoạt động. Cơ sở kinh doanh hiện cũng là nơi sinh sống của vợ chồng chị và 5 nhân viên kẹt lại Hà Nội, không thể về quê.

"Từ lúc đóng cửa, cả vợ chồng tôi và nhân viên đều không còn nguồn thu nhập nào khác. Hiện, mọi người đang cố gắng cầm cự bằng chút tiền tiết kiệm được".

Với số lương thực được tặng, nhóm của chị dự tính đủ dùng trong khoảng một thời gian ngắn. Tuy nhiên về lâu dài, chị không biết xoay xở ra sao vì thu nhập dựa cả vào việc kinh doanh cơ sở tẩm quất - vốn chỉ có khách đều vào mùa nóng.

"Kể cả trong vài tháng tới, dịch bệnh được kiểm soát thì cũng là lúc thời tiết bắt đầu trở lạnh, khách sẽ ngại đến hơn, chưa kể dịch bệnh cũng để lại ảnh hưởng nhiều. Chúng tôi đang rất lo lắng", chị tâm sự.

Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch

Hoạt động thiện nguyện nhiều năm, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các thành viên nhóm Đại đoàn kết biết mình không thể đứng ngoài công tác hỗ trợ chống dịch.

Mai An

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm