Nhiều người cho rằng tiêu hóa chỉ xảy ra trong dạ dày. Thực tế, nó là một quá trình dài liên quan các nhiều cơ quan. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng, nơi nước bọt bắt đầu phân hủy thức ăn.
Khi bạn nuốt xuống, thức ăn được nhai sẽ di chuyển xuống thực quản, một ống nối cổ họng với dạ dày. Các cơ trong thực quản sẽ đẩy thức ăn xuống van ở dưới cùng của thực quản. Sau đó, thức ăn sẽ được đẩy xuống dạ dày.
Dạ dày xử lý thực ăn bằng cách tiết axit dạ dày. Sau đó, thức ăn sẽ di chuyển vào ruột non. Tại đây, dịch tiêu hóa từ một số cơ quan như tuyến tụy, túi mất sẽ tiếp túc xử lý thức ăn.
Các chất dinh dưỡng lúc này sẽ được hấp thụ. Những gì còn lại sẽ đi qua ruột già. Sau khi bị hút nước, phần còn lại của thức ăn chuyển hóa thành chất thải di chuyển ra ngoài cơ thể qua trực tràng và hậu môn.
Vấn đề về tiêu hóa có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nhỏ như chu trình này. Sau một quá trình dài duy trì các thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, một số bệnh nền về tiêu hóa sẽ hình thành như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ…
Các bệnh này thường diễn biến âm thầm nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu, các vấn đề về tiêu hóa lặp đi lặp lại mà mọi người thường mắc chính là biểu hiện của viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (còn gọi là viêm đại tràng co thắt). Các vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể qua đó khiến sức đề kháng của cơ thể giảm.
Nhiều người cho rằng tiêu hóa chỉ xảy ra trong dạ dày. Nhưng nó là một quá trình dài liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Ảnh: Purelyb. |
Cách khắc phục
Trong mùa dịch bệnh hiện nay, tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng chống dịch.
Để làm được điều này, những người có vấn đề về tiêu hóa cần liên tục bổ sung vitamin, thực phẩm tăng sức đề kháng và lợi khuẩn (propiotic) là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, trong đó lợi khuẩn Bifido chiếm phần lớn số lợi khuẩn trong đường ruột, sống chủ yếu ở đại tràng giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bạn có thể sử dụng men vi sinh Bifina giúp bổ sung lợi khuẩn này hàng ngày sau bữa ăn. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ hệ miễn dịch.
Men vi sinh Bifina bổ sung các lợi khuẩn trong đường ruột. |
Ngoài ra, cần tăng cường tập luyện thể dục, thể thao. Theo Thư viện Quốc gia Mỹ, các hoạt động thể chất có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi phổi và đường thở, giúp giảm khả năng bị cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh khác. Nhiệt độ cơ thể tăng nhanh trong vài ngay sau khi tập giúp ngăn vi khuần phát triển. Đồng thời giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng. Các hoạt động thể dục thể thao cũng làm chậm quá trình giải phóng hormone căng thẳng vốn là một trong những tác nhân ảnh hưởng tới khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
Nên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ, ngủ đủ giấc. Nhiều nghiên cứu chứng minh một giấc ngủ đủ 8 tiếng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Việc không ngủ đủ giấc cũng gây ra các hệ quả tiêu cực với sức khỏe cả ngắn và dài hạn.
Theo Aavogel, không đề cơ thể nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian cần thiết sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa. Thức khuya có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn dẫn tới nguy cơ loét dạ dày. Những người gặp các vấn đề tiêu hóa, có thể ngủ nghiêng trái và đặt gối cao khi ngủ.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể, stress và căng thẳng cũng gây tổn thương tới dạ dày. Do đó, cần tự giảm bớt áp lực cho bản thân, tích cực chia sẻ phiền muộn với bạn bè, người thân. Duy trì lối sống lạc quan, tìm tới niềm vui thích trong cuộc sống thay vì nghĩ tới các vấn đề tiêu cực.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa. Ảnh: Dubai Fitness Challenge. |
Các thực phẩm cần bổ sung và nên tránh
Duy trì thói quen ăn uống khoa học là chìa khóa giúp những người gặp vấn đề về tiêu hóa có thể tăng cường sức đề kháng của mình.
Để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, họ cần bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhưng phải đảm bảo các loại thức ăn, đồ uống lựa chọn không thể làm nghiêm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa mà mình đang mắc phải.
Một số chọn lựa hàng đầu là cá, gừng, củ cải đỏ, gạo lứt, sữa chua, khoai lang, bơ, chuối, các loại quả có chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, đu đủ. Nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn, hạn chế ăn thịt. Duy trì chế độ ăn điều độ, khoa học, không ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra cần uống nhiều nước để bổ sung khoáng chất cho cơ thể.
Tránh xa đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chiên, rán, chất kích thích như rượu, bia. Nên cắt giảm các loại thực phẩm như đậu, hành, bông cải xanh, măng tây, các sản phẩm từ sữa, táo, đào, lê…