Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người mù đầu tiên vượt qua kỳ thi đại học tại Trung Quốc

Vượt qua mọi giới hạn, nữ sinh mù xuất sắc chinh phục kỳ thi đại học khắc nghiệt của Trung Quốc, thậm chí học lên tiến sĩ.

Huang là sinh viên khiếm thị đầu tiên của Trung Quốc được nhận vào trường đại học hàng đầu thông qua kỳ thi gaokao. Ảnh: Baidu.

Theo China Youth Daily, Huang Ying, 29 tuổi, đến từ khu tự trị Hui Ningxia (Trung Quốc). Năm 2 tuổi, Huang bị mù do sốt cao.

Năm 2015, cô đã vượt qua kỳ thi đại học đầy thử thách (gaokao), trúng tuyển vào Đại học Công nghệ Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc. Huang chính là người khiếm thị đầu tiên của Trung Quốc được nhận vào đại học hàng đầu thông qua kỳ thi gaokao, trong khi những người khiếm thị khác thường theo học trường nghề.

Với thành tích xuất sắc ở bậc đại học, Huang được tuyển thẳng vào chương trình sau đại của của trường. Hiện tại, cô là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Quản trị.

Những năm qua, để thuận tiện cho việc học, Huang ở ký túc xá cùng một sinh viên khác tên Che Meng. Che đã bày tỏ sự kinh ngạc trước khả năng của Huang trong cuộc sống hàng ngày.

"Lúc đầu, tôi nghĩ mình sẽ phải giúp đỡ cô ấy rất nhiều. Nhưng sau khi quan sát Huang một thời gian, tôi nhận ra rằng ngoài việc không nhìn thấy, cô ấy có thể làm hầu hết mọi thứ", Che nói.

Huang cho biết cô thích cách bạn cùng phòng tương tác với mình.

"Hầu hết mọi người đều thận trọng khi tương tác với người mù, nhưng Che thì không. Cô ấy làm mọi thứ với tôi và đi chơi cùng tôi", Huang nói.

Tài khoản Douyin của Huang có tới 430.000 người theo dõi. Cô thường xuyên chia sẻ những video về đời sống thường ngày và tự làm một mình như đi ra ngoài, băng qua đường, mua sắm, trang điểm và thậm chí đến bệnh viện để điều trị.

Một số video cũng cho thấy tình bạn gắn kết giữa cô và Che, như chạy trên sân chơi hay chơi piano cùng nhau. Một clip với nội dung hai người đi xe đạp đôi đã nhận được khoảng 150.000 lượt thích.

"Hôm nay, Che nói cô ấy muốn đưa tôi đi xe đạp để tôi có thể cảm thấy tự do như gió. Tôi rất cảm động", Huang nói trong video.

Sau đó, cô phát hiện ra Che, ngồi phía trước, rất nghịch ngợm, hầu như không đạp xe trong phần lớn chuyến đi.

"Cô ấy không nhìn tôi như một người mù, cô ấy đơn giản coi tôi là một người bạn", Huang nói trong clip, bày tỏ hy vọng rằng video của mình có thể giúp xóa bỏ những quan niệm sai lầm của công chúng về cuộc sống của những người mù.

"Nhiều người tin rằng người mù chỉ có thể ở nhà cả ngày", cô nói.

Theo SCMP, câu chuyện của Huang đã nhận được phản ứng tích cực từ người dùng mạng xã hội Trung Quốc.

"Video của bạn đã thay đổi nhận thức của tôi về người mù. Tôi muốn đề nghị sếp của mình thuê nhiều người khuyết tật hơn", một người để lại bình luận.

"Cảm ơn bạn, Huang. Bạn truyền cảm hứng cho tôi. Tôi nên làm việc chăm chỉ như bạn", người khác nói.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Thạc sĩ Việt được Chính phủ Anh công nhận là Tài năng toàn cầu

Với những đóng góp của mình trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật số, ThS Ngô Lê Huy Hiền vừa được Chính phủ Anh công nhận là Tài năng toàn cầu.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm