Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

'Người phán xử', 'Sống chung với mẹ chồng' là phim đình đám nhất 2017

"Người phán xử", "Sống chung với mẹ chồng" hay "Thương nhớ ở ai" là những bộ phim truyền hình đình đàm trên sóng VTV trong năm 2017.

Phim truyen hinh Viet 2017 anh 1Phim truyen hinh Viet 2017 anh 2

"Người phán xử", "Sống chung với mẹ chồng" hay "Thương nhớ ở ai" là những bộ phim truyền hình đình đàm trên sóng VTV trong năm 2017.

2017 là năm đánh dấu bước chuyển mình rõ rệt của phim truyền hình Việt. Nhiều bộ phim được khán giả yêu thích, trở thành chủ đề bàn tán, tranh luận trên mạng xã hội. "Chưa bao giờ phim truyền hình Việt được quan tâm như vậy" là nhận xét được nhiều người đồng tình.

Phim truyen hinh Viet 2017 anh 3

Phim truyen hinh Viet 2017 anh 4

Là phim truyền hình chuyển thể từ kịch bản của Israel, Người phán xử đưa tội phạm trở thành nhân vật trung tâm để khai thác diễn biến tâm lý. Xuất hiện trong bối cảnh thể loại phim cảnh sát hình sự đang tỏ ra đuối sức, Người phán xử mang lại sự hấp dẫn mới vì lần đầu, nhân vật trung tâm của bộ phim lại là một ông trùm trong thế giới ngầm thay vì các nhân vật chính diện.

Người phán xử có sự tham gia của nhiều diễn viên gạo cội như NSƯT Thanh Quý, NSƯT Hương Dung, NSƯT Trung Anh, Chu Hùng. Đặc biệt, là sự góp mặt của NSND Hoàng Dũng (vai Phan Quân), người được cho là “quái kiệt” trong vai phản diện đã góp phần không nhỏ vào thành công của bộ phim.

Những diễn viên trẻ như Việt Anh, Doãn Quốc Đam, Anh Đức cũng để lại nhiều ấn tượng về mặt diễn xuất. Tất nhiên, cũng có những gương mặt bị chê nhạt nhòa như Hồng Đăng, Lưu Đê Ly, Thúy An... nhưng đó cũng là điều khó tránh khỏi với một bộ phim quy tụ dàn diễn viên đông đảo.

'Người phán xử' tập cuối: Ông trùm giết chết con trai ruột Lê Thành Tập cuối "Người phán xử", ông trùm Phan Quân tự tay giết chết con trai ruột, tập đoàn Phan Thị sụp đổ, kết thúc đế chế hùng mạnh trong thế giới ngầm.

Tên phim xuất hiện trong danh sách tìm kiếm phổ biến nhất trên Google năm 2017. Số phận nhân vật, cách diễn xuất của diễn viên và những câu chuyện hậu trường phim cũng là đề tài "hút view" trên mặt báo.

Thế nhưng, tập cuối của phim đã không làm hài lòng số đông, vô số những chỉ trích trên mạng cho rằng mọi thứ diễn ra quá chóng vánh, thiếu thuyết phục trong một cái kết không thể bi thương hơn.

Nhiều đồn đoán cho rằng phim sẽ có phần tiếp theo. Trả lời Zing.vn về việc này, đạo diễn Danh Dũng cho biết: "Phần tiếp theo của Người phán xử không nằm trong kế hoạch của chúng tôi, nếu có đó là kế hoạch bên lãnh đạo VFC - đơn vị sản xuất, chúng tôi chưa có thông tin gì cả".

Phim truyen hinh Viet 2017 anh 5

Phim truyen hinh Viet 2017 anh 6

S

ống chung với mẹ chồng được phóng tác từ tiểu thuyết cùng tên của Phù Thủy Dưới Đáy Biển (tên thật là Giả Hiểu) - một tác giả Trung Quốc.

Khi thực hiện ở Việt Nam, bên cạnh việc tôn trọng nguyên tác về xây dựng mối quan hệ căng thẳng, gay gắt, thậm chí coi nhau như kẻ thù giữa mẹ chồng - nàng dâu, đạo diễn Vũ Trường Khoa cũng đã chủ động cải biên, thay đổi vài tình tiết để phim bớt khốc liệt so với bản gốc.

Sống chung với mẹ chồng gây bão ngay từ khi lên sóng tập đầu tiên. Sức nóng của Sống chung với mẹ chồng đã góp công không nhỏ trong việc kéo khán giả trở lại phim truyền hình Việt. Trước đó, phim thương hiệu Việt từng bế tắc bởi sự ồ ạt của phim Trung Quốc, Hàn Quốc và gần nhất là Ấn Độ đánh bại phim truyền hình nội địa suốt thời gian dài.

'Sống chung với mẹ chồng': Vân khóa môi Sơn cả phút trong cảnh cuối Chuỗi ngày cay đắng đã qua, Vân nhận được lời chúc hạnh phúc của mẹ chồng cũ. Bộ phim khép lại với nụ hôn bị chê là sến của Vân và Sơn.

Tất nhiên, khi trở thành tâm điểm của dư luận, tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Suốt ba tháng phát sóng, có không ít lời khen cho diễn xuất của diễn viên (NSND Lan Hương, Bảo Thanh), những câu thoại đầy sức nặng của kịch bản hay bàn tay “thắt, mở nút” lành nghề của đạo diễn.

Nhưng nhiều khán giả cũng đã bỏ xem phim vì cho rằng phim thiếu văn minh, đẩy bi kịch quá đà, xây dựng tuyến nhân vật chính tương đối tiêu cực, truyền tải sự bi quan về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu và không còn phù hợp với thời đại của Facebook, Zalo.

Phim truyen hinh Viet 2017 anh 7

Phim truyen hinh Viet 2017 anh 8

Chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng, Thương nhớ ở ai lấy bối cảnh ở làng Đông - một vùng quê Bắc bộ điển hình trong giai đoạn 1954-1975.

Chiến tranh khiến ngôi làng vắng bóng đàn ông, chỉ còn những người đàn bà góa ngày ngày tụ tập ở bến nước đầu làng. Người ta gọi đó là "Bến không chồng". Từ không gian ấy, hình ảnh người phụ nữ nông thôn hiện lên đầy bi kịch.

Sau khi Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng kết thúc, Thương nhớ ở ai là một trong những bộ phim truyền hình được quan tâm nhất trên sóng VTV hiện nay. Tuy vậy, những tập đầu của bộ phim lại chủ yếu ồn ào liên quan đến chuyện dàn diễn viên nữ không mặt nội y trong áo yếm. 

Nhiều người nhận định việc này phản cảm và không phù hợp trên sóng truyền hình.  Đáp lại những ý kiến trái chiều, đạo diễn Lưu Trọng Ninh, diễn viên chính Hồng Kim Hạnh, họa sĩ phục trạng Nguyễn Dũng Minh đều bày tỏ hy vọng mọi người sẽ để ý nhiều hơn đến nội dung phim thay vì những vấn đề về phục trang.

Thực tế, ngoài ồn ào áo yếm không nội y, Thương nhớ ở ai là bộ phim đáng xem. Cốt truyện hấp dẫn, bối cảnh, phục trang đều được đầu tư. 

Màn tỏ tình của Đột trong ‘Thương nhớ ở ai’ gây xôn xao Nhân vật này là một ông chủ tịch xã thường đưa ra mọi quyết định gây mâu thuẫn cho làng Đông. Đột có ngoại hình buồn thấp bé với cái đầu trọc nhưng lại luôn thể hiện quyền lực.

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết một trong những điều mà Thương nhớ ở ai làm được đó là mang đến cho khán giả một ngôi làng Bắc Bộ đúng nghĩa. 

Họa sĩ Nguyễn Dũng Minh - người phụ trách phục trang Thương nhớ ở ai tiết lộ phim được quay ở nhiều nơi bao gồm làng cổ Đường Lâm, khu vực chùa Thầy và nhiều địa danh ở đồng bằng Bắc Bộ khác.

Trong buổi họp báo ra mắt phim, đoàn làm phim cũng tiết lộ Thương nhớ ở ai có gần 2.000 cảnh phim được dùng kỹ xảo nhằm phục dựng những bối cảnh nông thôn không còn nguyên vẹn sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa.

Trang phục của phim cũng được đầu tư. Theo như họa sĩ Nguyễn Dũng Minh tiết lộ với Zing.vn, phim đã may gần 2.000 trang phục mới, rồi lại phải làm cũ. 

"Trang phục được chia làm 3 thời kỳ, với nhiều kiểu trang phục khác nhau. Mỗi nhân vật chính cũng có nhiều trang phục để phù hợp với tiến trình thời gian trải dài. Ví dụ như nhân vật Hạnh lớn, chỉ xuất hiện trong giai đoạn 2 và 3 mà có tất cả 11 bộ phục trang", người phụ trách phục trang nói.

'Người phán xử', 'Lạc trôi' được tìm kiếm nhiều nhất 2017

Trong danh sách tìm kiếm nổi bật do Google vừa công bố, "Sống chung với mẹ chồng", "Người phán xử" và "Lạc trôi" là những từ khoá hiếm hoi thuộc lĩnh vực giải trí.

Khuê Tú

Đồ hoạ: Lê Nhân

Bạn có thể quan tâm