Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người phụ nữ 42 tuổi tự học hơn 10 ngôn ngữ địa phương

Nhờ tự học và biết hơn 10 phương ngữ, một người phụ nữ tại Trung Quốc giúp hàng trăm người mất tích, bị bắt cóc hoặc đi lạc tìm lại gia đình.

Bà Tan có thể hiểu hơn 10 phương ngữ ở Thiểm Tây, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Đông và các tỉnh khác trên toàn quốc. Ảnh: Weibo.

Bà Tan Yinghuan (42 tuổi) - người hiếm khi rời khỏi quê hương Đức Châu (Sơn Đông, Trung Quốc) - lại có thể hiểu hơn 10 phương ngữ ở Thiểm Tây, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Đông và các tỉnh khác trên toàn quốc.

Được biết, trong 10 năm qua, bà Tan Yinghuan (42 tuổi) đã tự học hơn 10 phương ngữ này nhằm giúp đỡ những người bị bắt cóc, bị bán hoặc đi lạc tìm lại người thân.

Những người khó khăn này đến từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc và nói nhiều phương ngữ khác nhau. Số người được bà giúp đỡ trong 10 năm lên đến con số 300.

tu hoc ngon ngu anh 1

Trong 10 năm, số người được bà Tan giúp đỡ lên đến con số 300. Ảnh: Weibo.

Sự cống hiến của bà Tan trong việc tìm kiếm người mất tích khiến nhiều người xúc động. Được biết, để có nhiều thời gian làm từ thiện, bà Tan đang làm công việc bán thời gian vào ban ngày với thu nhập 1.000 nhân dân tệ/tháng.

Tuy nhiên, hóa đơn điện thoại từ việc nói chuyện với những người cần giúp đỡ đã lên đến 400 nhân dân tệ/tháng.

Theo SCMP, Trung Quốc có 10 nhóm phương ngữ chính, mỗi nhóm có một số phương ngữ phụ cùng cách diễn đạt thông tục. Vì vậy, bà Tan tự học một loạt phương ngữ để nâng cao khả năng giúp đỡ người khác.

Người phụ nữ 42 tuổi tự học bằng cách liên tục luyện tập, nghe đi nghe lại các bản ghi âm cuộc trò chuyện qua điện thoại với người từ các vùng khác nhau của Trung Quốc.

Khả năng ngôn ngữ là chìa khóa giúp bà Tan giúp đỡ nhiều người khi dễ dàng xác định quê quán của những người không nhớ hoặc không biết họ đến từ đâu.

Sau khi xác định được quê quán, các tình nguyện viên liên lạc với lãnh đạo chính quyền địa phương và các thành viên trong gia đình họ.

Năm 2018, bà Tan giúp một người lang thang 55 tuổi ở Đức Châu (Sơn Đông) đoàn tụ với gia đình ở tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) sau khi nói chuyện với người này nhiều lần và xác định được địa chỉ nhà.

Tương tự, năm 2019, bà Tan giúp một phụ nữ Sơn Đông mù chữ được đoàn tụ với anh trai sau 15 năm xa cách. Xuất thân từ tỉnh Tứ Xuyên, người phụ nữ này không nhớ gì ngoài phương ngữ của mình.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Hậu quả nặng nề khi bị bắt nạt qua mạng thời niên thiếu

Chuyên gia cho biết nạn nhân của bắt nạt qua mạng có thể phải vật lộn với sự cô đơn và các mối quan hệ xã hội kém, khó tập trung trong lớp, hạ thấp lòng tự trọng và trầm cảm.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm