Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người phụ nữ may mắn thoát cửa tử dù 3 lần đột quỵ

Trong vòng 4 năm, người phụ nữ đã nhập viện vì đột quỵ đến 3 lần nhưng đều được can thiệp thành công. Bác sĩ nói đây là trường hợp "cực kỳ may mắn".

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, kiêm Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết bệnh nhân là người phụ nữ 60 tuổi, quê Ninh Thuận.

Năm 2019, bệnh nhân bị đột quỵ lần thứ nhất do tắc động mạch não giữa bên Phải. Được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 vào khoảng giờ thứ 12 sau khởi phát.

Sau khi được lấy huyết khối bằng dụng cụ, tái thông hoàn toàn, bà xuất viện và phục hồi vận động bình thường.

Tháng 10 năm nay, bệnh nhân bị đột quỵ tái phát lần thứ hai do tắc động mạch não giữa bên trái. Cũng được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 và can thiệp lấy huyết khối thành công.

Khi đến tái khám tại sau 2 tuần, bệnh nhân đột ngột liệt 1/2 người bên phải. Sau khi phát hiện bị tắc động mạch cảnh trong bên trái.

3 lan dot quy anh 1

Bệnh nhân hồi phục tốt sau khi được can thiệp can thiệp lấy huyết khối, tái thông hoàn toàn. Ảnh: BSCC.

Bệnh nhân được can thiệp lấy huyết khối, tái thông hoàn toàn. Một tuần sau bà xuất viện, dù chưa tự đi lại được, sức cơ tay và chân bên trái đã cải thiện đáng kể.

Nguyên nhân gây ra 3 lần đột quỵ đều do một “thủ phạm” duy nhất là rung nhĩ.

Theo y văn hiện nay, dù lấy huyết khối bằng dụng cụ là phương pháp điều trị đột quỵ cấp hiệu quả nhất, tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi tốt chỉ vào khoảng 50% khi can thiệp lần đầu.

"Khả năng thành công sau lần thứ hai sẽ thấp hơn rất nhiều và cũng khó có cơ hội được can thiệp đến lần thứ ba. Có thể nói, đây là một trường hợp cực kỳ hy hữu và may mắn", PGS Thắng nhận định.

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim thường gặp. Rung nhĩ có thể khiến cuộc sống từ tuổi lục tuần trở thành nỗi ám ảnh. Bởi nó là nguyên nhân dẫn đến vô số lần nhập viện vì rối loạn huyết động, các biến cố tắc mạch, suy tim và thậm chí tử vong.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Tim mạch châu Âu (ECR) có sự tham gia của PGS Thắng cùng các chuyên gia hàng đầu về tim mạch, một phân tích trên 70.000 bệnh nhân đột quỵ tham gia nghiên cứu cho thấy gần một nửa số ca tử vong là nguyên nhân tim mạch.

Ngược lại, tổng số ca tử vong do đột quỵ/thuyên tắc hệ thống và xuất huyết chỉ chiếm 11,3%.

Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các yếu tố cụ thể của bệnh nhân rung nhĩ, đặc biệt là lựa chọn các phương án chống đông máu.

Bệnh nhân rung nhĩ cần dùng thuốc chống đông máu thường ở độ tuổi 65 trở lên hoặc có ít nhất 1 bệnh lý đi kèm.

Người mắc rung nhĩ có nguy cơ suy tim tăng gấp 3 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần so với người không bị rung nhĩ. Nguy cơ này sẽ còn tăng hơn nữa, theo thời gian lẫn độ tuổi cũng ngày càng trẻ hóa.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Cô gái có 300 viên sỏi thận vì thói quen hay gặp ở người trẻ

Một cô gái Đài Loan (Trung Quốc) đã phải phẫu thuật để lấy 300 viên sỏi thận do uống trà sữa quá nhiều.

Tiểu Huệ

Bạn có thể quan tâm