Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người trẻ cần học cách mua sắm thông minh khi sống một mình

Sống một mình được xem là bước đệm để chuẩn bị hành trang cho tương lai, nhưng người trẻ cần xác định trước những khó khăn phải đối mặt, đặc biệt trong vấn đề quản lý tài chính.

Với mong muốn tự do trải nghiệm cuộc sống để khám phá bản thân, không ít người trẻ hiện đại chọn ở một mình kể cả khi thu nhập còn chưa cao. Họ xem đây là cách để tập xoay xở với những chướng ngại trong cuộc sống, chuẩn bị hành trang vững chắc cho chặng đường tương lai. Tuy nhiên, trước muôn vàn khó khăn bủa vây, sống một mình có phải cách để người trẻ giải phóng bản thân, hay họ đang vô tình tạo thêm áp lực cho chính mình?

Trong Podcast mới nhất của “Solo” được Zing cùng nền tảng thương mại điện tử Lazada phối hợp thực hiện, từ kinh nghiệm của bản thân, khách mời Nguyễn Thùy Linh đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Áp lực của người trẻ sống một mình

Xa gia đình để lên Hà Nội học đại học, Nguyễn Thùy Linh (27 tuổi) có gần 5 năm ở riêng cùng bạn và chính thức sống một mình cách đây khoảng 5 năm khi bắt đầu đi làm. Theo Linh, người trẻ sống một mình phải đối mặt nhiều khó khăn, trong đó có 3 áp lực chính là cân bằng cuộc sống, điều tiết cảm xúc và quản lý tài chính.

Nguoi tre song mot minh anh 1

Cân bằng cuộc sống, điều tiết cảm xúc và quản lý tài chính mà 3 áp lực chính Thùy Linh phải đối mặt.

Trong những năm sống cùng gia đình hay bạn bè, Linh thường san sẻ việc nhà để dành nhiều thời gian cho bản thân hơn. Tuy nhiên, khi chỉ còn một mình, Linh phải học cách tự làm mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, rửa bát… đến những công việc vốn dành cho phái mạnh như sửa chữa các món đồ điện tử, gia dụng, nội thất…

Việc phải ôm đồm quá nhiều cũng khiến những người trẻ như Linh chỉ tập trung vào công việc và cuộc sống cá nhân mà vô tình “bỏ quên” gia đình. Song, vào những khoảnh khắc thực sự khó khăn, Linh mới thấu hiểu nỗi cô đơn khi không có ai bên cạnh để sẻ chia, dẫn đến nhiều bất ổn trong tâm lý.

Bên cạnh cân bằng cuộc sống và điều tiết cảm xúc, quản lý tài chính là khía cạnh được Linh đặc biệt nhấn mạnh. Khi được hỏi liệu sống một mình có phải cách để người trẻ giải phóng bản thân hay không, Linh khẳng định “giải phóng” ở đây không phải sống tự do, buông thả, mà là cách mỗi người khai phá và phát huy tiềm năng của chính mình.

Với Linh, để có thể làm được điều này, người trẻ phải rèn tính kỷ luật tự thân, bắt đầu từ quản lý tài chính, sau đó đến cảm xúc và những vấn đề xung quanh. Chỉ khi đó, cuộc sống tự lập mới thực sự trở nên có ý nghĩa.

Nguoi tre song mot minh anh 2

Thùy Linh học cách quản lý tài chính cá nhân để cân bằng cuộc sống khi ở một mình.

Quản lý tài chính để cân bằng cuộc sống

Lấy ví dụ từ bản thân, ở thời điểm ra mới tốt nghiệp đại học, Linh có một công việc với mức lương khởi điểm khoảng 8 triệu đồng. Dù vậy, với tâm lý của một người trẻ lần đầu “làm ra tiền”, Linh tiêu xài xả láng dẫn đến thâm hụt tài chính. Từ những bài học đau thương, Linh đúc rút kinh nghiệm và kỷ luật bản thân hơn.

Linh bắt đầu thống kê và theo dõi chi tiêu cá nhân bằng Microsoft Excel, sau đó chia nhỏ thu nhập hàng tháng thành những khoản phù hợp. Cụ thể, Linh dành một phần thu nhập cho những chi phí cố định như tiền thuê nhà, điện, nước; một phần dùng làm chi phí đi lại, tạo và duy trì các mối quan hệ xã hội; một phần để mua sắm các món đồ như mỹ phẩm, công nghệ và một phần để tiết kiệm. Khoảng một năm trở lại đây, Linh cũng tìm hiểu để đầu tư vào một số quỹ an toàn.

Trong số đó, Linh cho rằng người trẻ rất dễ bị cám dỗ bởi khái niệm “retail therapy” - trị liệu tâm lý bằng mua sắm. Để tránh vấp phải “cạm bẫy màu hồng” này, Linh khuyên người trẻ nên cân nhắc kỹ càng và lập danh sách các món đồ cần mua. Sau khoảng 2 tuần, nếu không còn muốn sở hữu nữa, người dùng có thể bỏ món đồ ra khỏi giỏ hàng. Điều này từng giúp Linh tránh việc mua sắm theo cảm xúc, mang tính thời điểm.

Ngoài ra, Linh cũng khuyên người trẻ nên học cách chi tiêu thông minh, bỏ ra một khoản chi phí hợp lý và nhận về sản phẩm xứng đáng. Trước đây, khi thu nhập còn ít, Linh thường mua những món đồ không chính hãng. Tuy nhiên, chúng hư hỏng nhanh, khiến Linh phải mua mới nhiều lần với tổng số tiền thậm chí vượt quá cả giá món đồ chính hãng.

Từ kinh nghiệm của bản thân, Linh khẳng định người trẻ nên mua những món đồ chính hãng, đặc biệt là mỹ phẩm với các bạn nữ hay đồ công nghệ với các bạn nam. Việc dùng hàng không chính hãng có thể gây ra nhiều hệ lụy mà nghiêm trọng nhất là sức khỏe.

Hiện nay, có nhiều cách để người tiêu dùng tiếp cận những món đồ chính hãng. Linh thường chọn mua những món đồ chính hãng với giá tốt, đi kèm chế độ bảo hành và hậu mãi uy tín, chất lượng trên gian hàng LazMall của Lazada. Bên cạnh đó, vào những dịp lễ hội mua sắm lớn như “Siêu sale chính hãng 9.9”, sàn thương mại điện tử này cũng mang đến nhiều sản phẩm chính hãng được với giá giảm sâu, loạt voucher hấp dẫn và miễn phí vận chuyển, giúp người tiêu dùng mua sắm thông minh trong thời bão giá.

“Mình hoàn toàn không tiếc nuối với quyết định sống một mình. Bởi lẽ, sự trưởng thành của một người không dựa trên độ tuổi, mà thể hiện qua kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân. Để có được điều đó, bạn học cách tự gồng gánh, xử lý mọi việc trong cuộc sống”, Thùy Linh khẳng định.

Là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu với hệ thống gian hàng chính hãng LazMall, Lazada hướng đến mục tiêu mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm an tâm và thú vị. Đặc biệt, trong Lễ hội mua sắm 9.9 – “Siêu sale chính hãng” từ ngày 9/9 đến 11/9, người dùng có thể sở hữu các sản phẩm chất lượng từ nhiều thương hiệu uy tín trong và ngoài nước với mức giảm giá sâu đến 50%, tận hưởng voucher tích lũy trị giá 800.000 đồng cùng miễn phí vận chuyển toàn quốc, giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn. Độc giả có thể săn sale chính hãng tại đây.

Giang Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm