Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người trẻ làm việc để tồn tại, không phải để chơi

Theo Reyna (24 tuổi), không ai hiểu những khó khăn người lao động trẻ đang phải trải qua.

Theo Al Jazeera America, Trung tâm Lao động thuộc ĐH California mới đây thực hiện nghiên cứu đối với 559 công nhân ở độ tuổi 18-29 tại quận Los Angeles. Họ chỉ ra những khó khăn người lao động trẻ phải đối mặt, dù làm việc toàn thời gian hay bán thời gian trong khi học đại học.

Yoshawn Smith (25 tuổi) - hiện có một cậu con trai 3 tuổi - là ví dụ điển hình. Anh bắt đầu kiếm tiền bằng nghề rửa bát từ năm lên 18 tuổi.

Guadalupe (25 tuổi) - vợ Smith - công tác trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm tại một công ty chế biến. Cả hai phải làm việc vất vả với mức lương tối thiểu 10 USD/giờ để kiếm sống.

"Cuộc sống rất khó khăn, bởi mỗi đồng kiếm được đều dành chi trả các loại hóa đơn và tiền thuê nhà" - Smith cho hay.

Những người trẻ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm để kiếm sống.

Giới trẻ Hàn Quốc sợ hãi cuộc sống như địa ngục tại quê nhà

Đối với một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc, cuộc sống trong xã hội phân biệt đối xử, áp lực công việc và mâu thuẫn với cha mẹ chẳng khác nào địa ngục.

Theo Cục thống kê Lao động, tính đến tháng 1/ 2016, tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc là 4,9%. Nhóm người thất nghiệp trong độ tuổi 16-19 và 20-24 chiếm khá cao, lần lượt là 16% và 8.2%.

Saba Waheed - giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Lao động UCLA - cho hay: “Hiện nay, số việc làm cho giới trẻ không đủ đáp ứng cuộc sống. Họ phải trang trải rất nhiều chi phí như tiền thuê nhà, thực phẩm, hỗ trợ gia đình và cho giáo dục”.

Do số lượng công việc không tăng, những người trẻ làm chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và bán lẻ. Tiền lương của họ giảm 15,8% kể từ năm 2000.

Theo thống kê, hơn 12% số lao động trẻ hiện sống dưới mức nghèo khổ. Tại quận Los Angeles, 2/5 người thất nghiệp là người trẻ.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi này còn cao hơn nhiều tỷ lệ tương ứng đối với lực lượng lao động nói chung. Trong năm 2013, con số này là 16,8 % với những người dưới 29 tuổi.

Báo cáo chính sách kinh tế 2015 cho thấy, đối với nhóm sinh viên đã tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp tăng từ 5,5% trong năm 2007 lên 7,2%. Trong nhóm lao động trẻ tốt nghiệp trung học phổ thông, con số này là 19,5%, cao hơn 3,6% so với năm 2007.

Một bạn trẻ người Hàn Quốc đang nằm trên tấm nhựa gắn liền với xe kéo để nhổ cỏ ở một trang trại trồng dâu tại Stanthorpe, Australia.


Theo ông Waheed, các chính sách theo mô hình cũ cho thấy, giới trẻ làm việc để chi trả cho các hoạt động xã hội như mua quần áo, điện thoại di động. “Đây không phải thế giới mà chúng ta đang sống nữa” - ông nói.

Theo khảo sát, chưa đến 1% người trẻ làm việc để chỉ chi trả cho các hoạt động giải trí.

"Rất nhiều bạn trẻ - những người trong độ tuổi 20 - vẫn đang làm việc ở mức nhập cảnh. Họ thực sự cần công việc có mức thu nhập tốt hơn" - Waheed cho biết thêm.

Thế nhưng, nhiều nhà tuyển dụng lại dựa vào tình trạng nhân công giá rẻ và tạm thời để sắp xếp lịch làm việc dày đặc, bất chấp lịch học, công việc gia đình và nhu cầu về nguồn thu nhập ổn định, dẫn đến tình trạng làm không lợi nhuận, cắt xén tiền lương, vi phạm thời gian làm việc…

Jeylee Quiroz (24 tuổi, sinh viên đã tốt nghiệp) chia sẻ: “9/10 người không có lịch trình làm việc cố định. Nhưng họ vẫn phải đánh đổi cuộc sống của họ”.

Reyna Orellana (24 tuổi, trợ lý nghiên cứu sinh tại UCLA) tâm sự: "Không ai hiểu những khó khăn người lao động trẻ đang phải trải qua. Họ làm việc không phải để chơi mà để sống".

9/10 người không có lịch trình làm việc cố định. Nhưng họ vẫn phải đánh đổi cuộc sống của mình.

Orellana thực sự bất ngờ khi nhiều lao động trẻ trong số người cô phỏng vấn không nhận thức được làm việc ngoài giờ không lương đồng nghĩa với khấu trừ lương bất hợp pháp.

"1/3 trong số họ được yêu cầu ghi giờ tan ca và sau đó, tiếp tục làm việc" - cô nói.

Điều tương tự từng xảy ra với Smith. “Tôi nói với ông chủ rằng, nếu tôi điểm danh hết giờ làm, tôi sẽ đi về nhà. Công việc có thể chưa hoàn toàn tốt vì một số lý do. Nhưng đây là luật” - anh chia sẻ.

Bản báo cáo có tên I am a #YOUNGWORKER đã đề nghị các nhà hoạch định chính sách, quan chức chính phủ, nhà giáo dục và nhà tuyển dụng chú ý đến các điều kiện làm việc từ lực lượng lao động chính trong tương lai của quốc gia.

Báo cáo cho hay: "Kinh nghiệm làm việc ban đầu có tác động lâu dài đối với an ninh kinh tế, thu nhập suốt đời và phúc lợi xã hội. Bởi vậy, tình trạng lao động trẻ trong quận Los Angeles và toàn quốc cần được chuyển đổi nghiêm túc và bền vững”.

5 lý do tuổi trẻ cần sống không hối tiếc

Tuổi thanh xuân giống như cơn mưa rào. Dù cho từng bị cảm lạnh, bạn vẫn muốn được đắm mình trong nó lần nữa.

Hường Vũ

Bạn có thể quan tâm