Bão Megi ngày 28/9 đổ bộ vào Trung Quốc đại lục sau khi quét qua đảo Đài Loan. Bão làm thiệt mạng 4 người ở Đài Loan và 1 người ở đại lục, hàng trăm người khác bị thương.
Rạng sáng 28/9, bão Megi đổ bộ vào thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Sức gió của cơn bão lúc đỉnh điểm đạt 118 km/h, Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc cho hay. Ảnh: AFP
Tại Trung Quốc, bão Megi làm 1 người chết. Trường học phải đóng cửa trong khi hàng chục chuyến bay bị hủy. Mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu vực, có nơi, lực lượng cứu hộ phải đưa người dân di chuyển giữa phố bằng xuồng hơi. Ảnh: Reuters
Ngườidân ở thành phố Hạ Môn, Phúc Kiến dọn dẹp một con đường ngập nước sau khi cơn bão quét qua. Đến cuối ngày 28/9, bão sẽ di chuyển về phía tây bắc và suy yếu dần. Ảnh: AFP
Trước đó, khi đổ bộ vào Đài Loan, sức gió của bão có lúc đạt160 km/h. Đến ngày 28/9, các khu vực miền núi ở Đài Loan vẫn bị đặt trong tình trạng báo động vì chính quyền lo ngại nguy cơ lở đất. Ảnh: AFP
Ở Đài Loan, bão Megi làm 4 người thiệt mạng và 625 người bị thương - trong đó có 8 du khách Nhật Bản vì chiếc xe chở họ bị lật. Trong ảnh, một chiếc xe bị ngã vì gió ở Hoa Liên, Đài Loan. Ảnh: Reuters
Phần lớn người bị thương do té ngã hoặc bị các vật thể bay va vào người. Ảnh: Reuters
Một chiếc container bị thổi lên nóc nhà. Ảnh: AFP
Cột điện ngã đổ ở Bình Đông, Đài Loan. Ảnh: AFP
Một thuyền bị đánh chìm khi đang neo đậu ở bờ tại Cao Hùng. Ảnh: AFP
224 chuyến bay đã bị hủy ở sân bay Đào Viên. Megi là cơn bão thứ tư đổ bộ vào Đài Loan trong năm nay và là cơn bão thứ ba trong vòng 2 tuần qua. Ảnh: AFP
Chiếc tủ lạnh bị gió bão thổi "chạy" ra đường nhưng hoàn toàn không ngã đổ. Siêu bão Megi tấn công Đài Loan hôm 27/9 với sức gió giật 230 km/h, làm ít nhất 4 người chết.
Israel cáo buộc rằng Iran và Hezbollah đã dựng lại một tên lửa chống tăng tiên tiến mà lực lượng này thu được vào năm 2006, sau đó dùng bản sao này chống lại Israel.
Sau những tranh luận gay gắt, các nước đạt được thỏa thuận khí hậu mới tại COP29, trong đó các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ các nước nghèo hơn ứng phó với khủng hoảng khí hậu.