Câu 1. Dưới thời chúa Nguyễn nào, người Việt lần đầu đánh bại hạm đội Hà Lan trên biển?
Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) là vị chúa thứ ba của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Năm 1635, ông được chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chọn kế nghiệp ngôi chúa khi 35 tuổi. |
Câu 2. Nguyễn Phúc Lan còn được gọi là chúa gì?
Nguyễn Phúc Lan là con trai thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Ông cũng là cháu ngoại của Mạc Kính Điển - danh tướng nhà Mạc. Sau khi lên ngôi, ông lấy hiệu là Thượng Vương, tục thường gọi là chúa Thượng. |
Câu 3. Sau khi lên ngôi, chúa Thượng cho chuyển phủ về đâu?
Trong lần đi vãn cảnh ở Huế, chúa Thượng thấy vùng Kim Long (huyện Hương Trà) là vùng tươi đẹp, trù phú nên cho dời phủ về đây, đặt các chức thuộc tứ trụ triều đình gồm: Nội tả, Nội hữu, Ngoại hữu, Ngoại tả. |
Câu 4. Dưới thời chúa Thượng, quân Đàng Trong từng đánh bại hạm đội Hà Lan ở đâu?
Năm 1644, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan, quân đội Đàng Trong lần đầu đánh thắng hạm đội Hà Lan ở cửa biển Thuận An. Đây cũng là lần đầu tiên người Việt đánh bại phương Tây trên biển. |
Câu 5. Người phụ nữ được chúa Nguyễn Phúc Lan hết lòng sủng ái?
Say đắm Tống Thị, chúa dần quên việc nước, cung câp cho bà nhiều ngọc ngà, châu báu. Dù các đại thần hết sức can ngăn, chúa vẫn không thay đổi. Về sau, Tống Thị bị con chúa Thượng hại. |
Câu 6. Chúa Nguyễn Phúc Lan chết đột ngột trên đường sau chiến thắng nào?
Sau khi đánh thắng quân Trịnh, trên đường trở về đến phá Tam Giang (Huế), Nguyễn Phúc Lan đột ngột qua đời khi Tống Thị đang hầu bên cạnh, để lại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp. |
Câu 7. Sau khi qua đời, chúa Nguyễn Phúc Lan được an táng tại lăng?
Sau khi qua đời, chúa Nguyễn Phúc Lan được an táng tại lăng Trường Diên, xã An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. |
Câu 8. Người con nào của chúa Thượng được chọn nối nghiệp?
Sau khi Nguyễn Phúc Lan qua đời, ngôi báu được truyền lại cho thế tử Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền). Nguyễn Phúc Tần là vị chúa rất giỏi đánh trận. Ông chính là người chỉ huy quân đội Đàng Trong đánh bại hạm đội Hà Lan và đánh lui quân Trịnh. |