Một thập kỷ trước, siêu lạm phát ở Zimbabwe đã quét sạch các khoản tiền tiết kiệm, bỏ lại các cửa hàng trống rỗng và khiến người dân không thể mua nổi nhu yếu phẩm hàng ngày.
Một thập kỷ trước, siêu lạm phát ở Zimbabwe đã quét sạch các khoản tiết kiệm cá nhân, bỏ lại các cửa hàng trống rỗng và khiến người dân không thể mua nổi bình xăng hay các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Tại cửa hàng địa phương, 12 triệu đô la Zimbabwe (50 xu Mỹ) chỉ mua được một bó rau diếp héo. 10 triệu đô chưa chắc mua được ổ bánh mì vì thực phẩm khan hiếm. Mức giá này cũng vượt ngoài tầm với của hầu hết người Zimbabwe.
Lạm phát đã đạt đỉnh điểm 500 tỷ % trước khi đồng nội tệ bị hủy bỏ để thay thế bằng đồng đô la Mỹ. Nền kinh tế Zimbabwe đến nay vẫn chưa thể phục hồi.
|
Một người đàn ông giơ các tờ tiền Zimbabwe có giá trị tương đương 100 USD ở Harare, ngày 5/3/2008. Đồng tiền của Zimbabwe đã giảm tới mức kỷ lục 25 triệu đô la đổi 1 USD. Từ tháng 6 đến tháng 7/2008, lạm phát đã tăng gấp 20 lần. Điều này buộc chính phủ cho phép các cửa hàng nhận đồng đô la Mỹ và đồng rand của Nam Phi vì đô la Zimbabwe không còn giá trị. Ảnh: AP.
|
|
Người dân xếp hàng chờ đổi tiền mệnh giá mới bên ngoài một ngân hàng tại Harare, Zimbabwe, tình trạng thường thấy giữa bối cảnh quốc gia châu Phi này sa lầy trong thời kỳ siêu lạm phát. Con số lạm phát phi mã đã gây áp lực lên Tổng thống Robert Mugabe. Các nhà tài trợ nước ngoài lúc đó tuyên bố sẽ không trợ giúp để khôi phục nền kinh tế nếu Mugabe không nhường quyền cho Thủ tướng được bổ nhiệm Morgan Tsvangirai. Ảnh: Reuters. |
|
Các kệ hàng trống rỗng trong một siêu thị ở Bulawayo, Zimbabwe, ngày 19/3/2008. Với nền kinh tế tụt dốc không phanh, giá dầu đạt mức cao nhất mọi thời đại, rất ít người Zimbabwe có thể chi trả cho các nhu yếu phẩm cần thiết. Phần lớn người dân sống nhờ vào viện trợ lương thực quốc tế. Ảnh: Getty. |
|
Một phụ nữ cầm trên tay ổ bánh mì có giá 45.000 đô la Zimbabwe (0,45 USD) vào tháng 2/2006. Trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát hàng tháng đạt 3,5 triệu %. Một quả trứng có giá 50 tỷ đô la Zimbabwe. Một ổ bánh mì bằng giá của khoảng 12 chiếc xe hơi mới 10 năm trước đó. Ảnh: Reuters.
|
|
Một tay buôn ngoại tệ chợ đen giơ tờ giấy bạc 1 triệu đô la Zimbabwe, tương đương 7 USD, trên đường phố Harare, ngày 6/10/2008. Nỗ lực kiềm chế lạm phát bằng cách giảm giá cưỡng ép đã đẩy các giao dịch tới thị trường chợ đen. Ảnh: AP. |
|
Người Zimbabwe tụ tập trước một ngân hàng địa phương ở Harare để chờ rút tiền vào ngày 12/12/2008. Ngân hàng trung ương Zimbabwe lúc đó đã cho in tờ giấy bạc 500 triệu đô la trong bối cảnh đất nước vật lộn với tình trạng lạm phát cao nhất thế giới và thiếu hụt tiền tệ. Ảnh: AFP/Getty. |
|
Việc chính phủ không thể chi trả để ngân hàng in tiền theo kịp tốc độ lạm phát đã dẫn tới thiếu hụt tiền mặt trầm trọng. Nguyên nhân của siêu lạm phát là chính phủ liên tục in tiền để đáp ứng nhu cầu của mình, hủy hoại giá trị đồng đô la Zimbabwe và đẩy giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Ảnh: Business Insider. |
|
Bản sao "Chứng chỉ" Kỷ lục Guiness Thế giới Chế nhạo được trao cho Đại sứ quán Zimbabwe ở Pretoria, Nam Phi, ngày 19/12/2008 bởi Phong trào Thanh niên Cách mạng Zimbabwe. Chỉ trong năm 2008, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe Gono đã giới thiệu 27 mệnh giá tiền mới nhưng vẫn không thể in tiền đủ nhanh để theo kịp tốc độ lạm phát cao nhất thế giới, ước tính đạt 231 triệu % vào tháng 7/2008. Ảnh: AFP/Getty. |
|
Năm 2008, Zimbabwe trở thành nước siêu lạm phát tồi tệ thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau Hungary thời hậu chiến.
Giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 25 giờ. Zimbabwe cho in tờ tiền mệnh giá cao nhất 100 nghìn tỷ USD nhưng tờ tiền này cũng chỉ đủ mua vé xe buýt trong tuần. Ảnh: AP.
|
|
Cảnh sát Zimbabwe đứng gác trước quầy hàng trước khi Tổng thống Robert Mugabe tới khai trương "Cửa hàng Nhân dân" ở Harare, ngày 16/7/2008. Mầm mống của lạm phát phi mã ở Zimbabwe bắt nguồn từ năm 2000 khi Tổng thống Robert Mugabe thay đổi chính sách kinh tế và thực hiện cải cách ruộng đất khiến ngành sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nặng nề. Ảnh: AFP/Getty. |
|
Zimbabwe bắt đầu sử dụng đồng đô la Mỹ từ năm 2009 khi việc lưu hành đồng đô la Zimbabwe bị hủy bỏ. Những người có tài khoản lên tới 175 tỷ đô la Zimbabwe được trả 5 USD. Những người giữ tiền mặt ở nhà được đổi 250.000 tỷ đô la Zimbabwe (phát hành năm 2008) hoặc 250 đô la Zimbabwe (phát hành năm 2009) lấy 1 USD.
Ảnh: AFP/Getty.
|
|
Người biểu tình cầm những tờ tiền giấy vô giá trị để phản đối phát hành trái phiếu ở Harare, Zimbabwe, ngày 3/8/2016. Nhiều người Zimbabwe lo sợ trái phiếu được phát hành có thể dẫn tới việc siêu lạm phát từng hủy hoại nền kinh tế vào năm 2008 và 2009 tái diễn. Ảnh: AFP/Getty. |
Tuyết Mai - Đồ họa: Hiền Đức